Siêu âm tim - phương pháp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch

Siêu âm tim là một trong những phương pháp đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Những thông tin thu được từ siêu âm tim giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác và phát triển một liệu trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về siêu âm tim và những bệnh lý có thể phát hiện qua siêu âm tim.

Siêu âm tim - phương pháp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch Siêu âm tim - phương pháp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch

Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là kỹ thuật dùng sóng siêu âm để chụp và nghiên cứu các cấu trúc của tim trong khi tim đang hoạt động. Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò có phát sóng siêu âm di chuyển trên da ngực bệnh nhân, sóng siêu âm phát ra có thể truyền qua môi trường lỏng và chỉ bị cản lại bởi khối không khí, xương và tổ chức mô của tim. Các tín hiệu âm phản hồi sẽ được đầu dò ghi lại và tạo nên hình ảnh động của tim đang co bóp trên màn hình.

Siêu âm tim là một trong những phương pháp thăm dò không xâm lấn, không gây đau và không gây hại cho cơ thể.

vicare.vn-sieu-am-tim-phuong-phap-phat-hien-nhieu-benh-ly-tim-mach-body-1

Siêu âm tim có thể cho thấy điều gì?

Là một phương pháp y học được sử dụng rộng rãi, siêu âm tim giúp kiểm tra các bất thường của tim bao gồm:

  • Kích thước và hình dạng của tim, kích thước, độ dày và chuyển động của các thành tim.
  • Cách tim chuyển động, sức bơm của tim.
  • Các van tim có hoạt động bình thường không, có máu rò rỉ ngược qua van tim không (trào ngược), van tim có bị hẹp không.
  • Có khối u hoặc khối viêm nhiễm xung quanh van tim không.
  • Các vấn đề với lớp màng ngoài tim.
  • Các vấn đề với các mạch máu lớn đi vào và rời khỏi tim.
  • Cục máu đông trong các buồng tim.
  • Các lỗ bất thường giữa các buồng tim.

Khi nào bạn nên cần siêu âm tim?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn siêu âm tim vì nhiều lý do. Ví dụ như bác sĩ có thể đã phát hiện ra một bất thường từ các xét nghiệm khác hoặc trong khi nghe tim bằng ống nghe. Nếu bạn có nhịp tim bất thường, bác sĩ có thể muốn kiểm tra van tim, buồng tim hoặc kiểm tra khả năng bơm máu của tim. Bạn cũng cần siêu âm tim nếu bạn có các dấu hiệu của các vấn đề về tim như đau ngực hoặc khó thở...

Các chỉ số cơ bản trong siêu âm tim

Kích thước thất trái ( LV )

  • Đường kính thất trái tâm trương (LVd): 37- 56 mm
  • Độ dày vách liên thất kỳ tâm thu (LVSs): 6- 13 mm
  • Đường kính thất trái tâm thu (LVs): 27- 37 mm
  • Độ dày vách liên thất kỳ tâm trương (IVSd): 6- 10 mm
  • Bề dày thành sau thất trái cuối tâm thu (PWs): 15 ± 3 mm
  • Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (PWd): 6- 11 mm
  • Tỷ lệ: Vách liên thất/ thành sau: 0,9- 1,2
  • Phân suất tống máu (EF) (%)
  • Bình thường: ≥55; bất thường nhẹ: 45- 54, vừa: 30- 44, nặng: <30

Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng, giúp xác định tình trạng rối loạn chức năng tâm thu hoặc đánh giá mức độ suy giảm chức năng thất trái ở các bệnh nhân suy tim. Khi chỉ số EF của bạn xuống thấp hơn chỉ số bình thường nghĩa là trái tim bạn đã có dấu hiệu suy yếu.

Đối với bệnh nhân suy tim, chỉ số phân suất tống máu bên cạnh khả năng tiên lượng bệnh, còn rất quan trọng bởi ý nghĩa của nó trong việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Sự cải thiện chỉ số ef của bệnh nhân sẽ cho thấy việc điều trị có thực sự có hiệu quả với bệnh nhân đó hay không.

Kích thước thất phải (RV)

  • Kích thước thất phải ở thời kỳ tâm trương (RVd): 9- 26 mm
  • Kích thước thất phải ở thời kỳ tâm thu (RVs): ≤ 24 mm

Kích thước nhĩ trái (LA)

  • Đường kính nhĩ trái: 30- 40 mm
  • Giãn nhẹ: 41- 46 mm; giãn vừa: 47- 52 mm; giãn nhiều: >52 mm
  • Tỷ lệ nhĩ trái/động mạch chủ: 1,1

Van 2 lá (MA)

  • Đường kính lỗ van (Ann): 2.6- 3.0 cm
  • Biên độ mở lá trước (DE): 20 ± 2.5 mm
  • Độ chênh áp tối đa Gpeak: 2.6 ± 0.8 mmHg
  • Độ chênh áp trung bình Gmean: 0.8 ± 0.3 mmHg
  • Thời gian giảm nửa áp lực (PHT): 56 ± 13 ms
  • Thời gian tăng sóng E (AT): 81.5 ± 16.7 ms
  • Thời gian giảm sóng E (DT): 187.3 ± 42.8 ms
vicare.vn-sieu-am-tim-phuong-phap-phat-hien-nhieu-benh-ly-tim-mach-body-2

Van 3 lá (TV)

  • Đường kính vòng van ba lá (AnnTV): 32 ± 2.9 mm
  • Độ chênh áp tối đa Gpeak: 1.4 ± 0.7 mmHg
  • Độ chênh áp trung bình Gmean: 0.4 ± 0.2 mmHg

Van động mạch chủ (AV)

  • Đường kính vòng van động mạch chủ (AoVA): 2.8 ± 0.3 mm
  • Độ chênh áp tối đa Gpeak: 4.1 ± 1.1 mmHg
  • Độ chênh áp trung bình Gmean: 2.2 ± 0.6 mmHg

Kích thước gốc động mạch chủ (Ao) và độ mở van sigma (Os)

  • Kích thước gốc động mạch chủ (Ao): Nam: < 42 mm, nữ: < 35 mm
  • Độ mở van sigma (Os): 19 mm
  • Bình thường ≥55; bất thường nhẹ: 45- 54, vừa: 30- 44, nặng: <30

Áp lực động mạch phổi

  • Áp lực trung bình (PAPm): 18 mmHg
  • Áp lực tâm thu (PAPs): < 30 mmHg
  • Áp lực cuối tâm trương (PAPd): 13 mmHg

Van động mạch phổi

  • Đường kính vòng van: 20 ± 2.7 mm
  • Độ chênh áp tối đa Gpeak: 2.8 ± 1.0 mmHg
  • Độ chênh áp trung bình Gmean: 1.5 ± 0.6 mmHg
  • Độ chênh áp đầu tâm trương dòng hở: 8.8 ± 3.9 mmHg
  • Độ chênh áp cuối tâm trương dòng hở: 3.3 ± 1.3 mmHg

Trên đây là một số chỉ số cơ bản trong siêu âm tim. Mỗi chỉ số đều có ý nghĩa nhất định, sự thay đổi của một chỉ số có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Khi siêu âm tim dựa vào sự thay đổi và mối tương quan giữa các chỉ số, thăm khám và các kết quả cận lâm sàng khác để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Siêu âm tim cơ bản: Phương pháp tầm soát bệnh tim mạch hiệu quả
  • Tầm quan trọng của siêu âm tim thai mẹ bầu không thể không biết
  • 3 địa chỉ khám bệnh Tim uy tín tại Hà Nội