Siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi hay không?

Trong suốt thời gian 9 tháng mang thai một hài nhi trong bụng, chắc hẳn bất kỳ mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh, bình thường và không vướng phải bất kỳ dị tật nào dù là nhỏ nhất. Chính vì thế, nhiều mẹ đã thường xuyên siêu âm nhằm phát hiện sớm các dị tật có thể xảy ra cho con. Tuy nhiên, liệu siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi và phải thực hiện siêu âm như thế nào mới có hiệu quả?

Siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi hay không? Siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi hay không?

Trong suốt thời gian 9 tháng mang thai một hài nhi trong bụng, chắc hẳn bất kỳ mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh, bình thường và không vướng phải bất kỳ dị tật nào dù là nhỏ nhất. Chính vì thế, nhiều mẹ đã thường xuyên siêu âm nhằm phát hiện sớm các dị tật có thể xảy ra cho con. Tuy nhiên, liệu siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi và phải thực hiện siêu âm như thế nào mới có hiệu quả?

1. Siêu âm thai nhi là gì?

Siêu âm thai nhi là một loại kiểm tra để chẩn đoán trong y khoa, không gây xâm lấn vào cơ thể. Bằng cách sử dụng sóng âm, hình ảnh của thai nhi và nhau thai, tử cung, một số các cơ quan khác sẽ hiển thị trên màn hình, giúp bác sỹ và mẹ nhận biết bé đang trong tình trạng như thế nào.

Việc siêu âm thai thường được tiến hành cùng các xét nghiệm khác trong mỗi lần khám thai định kỳ. Trong trường hợp mẹ bị tiểu đường, huyết áp cao..., cần phải siêu âm nhiều hơn theo hướng dẫn của bác sỹ.

2. Siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi hay không?

vicare.vn-sieu-am-co-phat-hien-duoc-di-tat-thai-nhi-hay-khong-body-1

Cứ siêu âm là phát hiện được dị tật thai?

Điều này hoàn toàn không đúng. Trên thực tế, siêu âm sẽ phát hiện được dị tật thai nhi nếu được tiến hành trong các mốc thời gian phù hợp.

Bên cạnh đó, không phải bất kỳ phòng khám nào hay bác sỹ nào cũng có đủ kỹ thuật – trình độ để chẩn đoán được dị tật thai dựa trên hình ảnh siêu âm. Thêm một chú ý nữa là để có thể siêu âm tốt hình thái của thai nhi, bác sỹ phải tiến hành trong ít nhất là 10 – 15 phút mới có thể rà soát mọi cơ quan, nhưng hầu hết các siêu âm thông thường đều chỉ thực hiện trong vòng 5 – 6 phút, chỉ có thể đo được một vài chỉ số cơ bản như tim thai, cân nặng, ngày dự sinh... mà thôi.

Vì thế, việc siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi không còn tùy thuộc vào việc mẹ bầu có chú ý thực hiện những yêu cầu sau:

  • Thứ nhất, chọn đúng phòng siêu âm ở các bệnh viện lớn, trình độ bác sỹ cao và kinh nghiệm dày dặn để chẩn đoán đúng tình trạng thai nhi.
  • Thứ hai, chú ý thực hiện siêu âm định kỳ, đặc biệt nhớ các mốc thời gian quan trọng trong siêu âm thai.
  • Thứ ba, cần trình bày rõ mong muốn của bản thân khi siêu âm và chủ động chia sẻ về sức khỏe, tâm lý... cá nhân, giúp bác sỹ có phương hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Những mốc thời gian vàng trong siêu âm dị tật thai nhi

Theo kinh nghiệm của nhiều bác sỹ sản khoa, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu phải thực hiện siêu âm ít nhất 3 lần mới có đủ dữ kiện để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

  • Lần thứ nhất – tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ

Ở giai đoạn này, siêu âm sẽ giúp bác sỹ nhận biết chính xác về độ tuổi của thai, đưa ra ngày dự sinh phù hợp cho bé, giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn khi đón con chào đời.

Đặc biệt, độ mờ da gáy và một số bất thường về nhiễm sắc thể của bé cũng sẽ được siêu âm phát hiện ra.

Nếu như thai đôi, đây cũng là thời điểm tốt để bác sỹ thông báo đến mẹ bầu, giúp mẹ có cách chăm sóc và nuôi dưỡng thai tốt hơn.

  • Lần thứ 2 – từ tuần 21 - 24 của thai kỳ

Ở giai đoạn này, thai nhi trong bụng đã dần hình thành và phát triển các cơ quan – bộ phận. Siêu âm trong thời gian trên sẽ giúp mẹ biết bé có đang phát triển bình thường hay không.

Qua hình ảnh siêu âm, mẹ hoàn toàn có thể thấy được tim, phổi, xương sống và nhiều bộ phận khác của bé. Hầu hết các dị tật thai nhi phổ biến như hở hàm ếch, dị dạng nội tạng, tật sứt môi... cũng được phát hiện chính xác trong thời gian này.

Đây là lần siêu âm cực kỳ quan trọng vì mọi dị tật thai đều sẽ được tìm thấy, các bác sỹ nhờ đó mà có phương án can thiệp – điều trị thích hợp.

  • Lần thứ 3 – từ tuần 30 – 32 của thai kỳ

Ở giai đoạn này, việc siêu âm sẽ phát hiện được một số bất thường ở cấu trúc não hoặc tim. Tuy rằng khó can thiệp để điều trị dị tật thai trong giai đoạn này, nhưng bạn vẫn có thể chọn cách đối phó và chủ động hơn trong việc sinh nở, chăm sóc bé sau này.

Ngoài dị tật ở não và tim, các tình trạng phát triển khác của thai nhi cũng sẽ được hiển thị rõ nét trên hình ảnh siêu âm.

vicare.vn-sieu-am-co-phat-hien-duoc-di-tat-thai-nhi-hay-khong-body-2

3. Lưu ý quan trọng mẹ phải nhớ khi siêu âm thai nhi

Để việc siêu âm thuận lợi và đem lại hình ảnh khả quan, rõ ràng, mẹ cần phải chú ý một số điểm sau:

  • Uống nhiều nước và phải nhịn đi tiểu trước khi siêu âm ít nhất 2 giờ để làm căng bàng quang, giúp hình ảnh của bé rõ ràng hơn.
  • Nên mặc những bộ độ rộng thoáng và thoải mái khi đi siêu âm.
  • Không nên ăn sáng trước khi siêu âm vì sẽ làm thay đổi một số chỉ số về độ lắng của máu, nồng độ đường huyết... gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, ngay sau khi siêu âm, mẹ cần phải nhanh chóng ăn sáng để bổ sung bù đắp dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.
  • Trong vòng 12 tiếng trước khi siêu âm, mẹ bầu cũng tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia... và một số thức uống như sữa hay nước hoa quả.

Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ vấn đề liệu siêu âm có phát hiện được dị tật thai nhi hay không cũng như những mốc thời gian quan trọng trong việc siêu âm thai để cho kết quả chính xác nhất. Mẹ hãy ghi chú lại để thực hiện tốt siêu âm thai trong suốt thai kỳ

Xem thêm:

  • Nên khám thai ở bệnh viện hay phòng khám tư
  • Các tuần nên đi khám thai
  • Đi khám thai 1 lần siêu âm hết bao nhiêu? Nên siêu âm ở đâu?.