Siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không?

Siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không? Đây là băn khoăn của hầu hết bệnh nhân bị viêm đại tràng trước khi đi khám bệnh tại bệnh viện. Vậy mời bạn đọc hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không? Siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không?

Siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không? Đây là băn khoăn của hầu hết bệnh nhân bị viêm đại tràng trước khi đi khám bệnh tại bệnh viện.

Phương pháp siêu âm là như thế nào?

  • Siêu âm viêm đại tràng là một trong những ưu tiên dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh lý đại trực tràng. Siêu âm đại tràng là áp dụng kỹ thuật siêu âm để thu lại những hình ảnh bên trong cơ thể người bệnh. Kỹ thuật này rất phổ biến trong y khoa để chẩn đoán được căn bệnh.
  • Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ thoa một chất gel trong suốt, vô trùng vào vị trí cần siêu âm. Sau đó sẽ dùng một loại đầu dò, rà qua rà lại ở trên bề mặt da. Đầu dò này sẽ thu lại hình ảnh, phát ra sóng siêu âm vào bên trong cơ thể để tiếp tục thu nhập thông tin và truyền tín hiệu tới bộ phận xử lý, tái tạo lại cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Phương pháp này không xâm lấn bên trong nên người bệnh dễ dàng tiếp nhận, không thấy khó chịu nào ở trong suốt thời gian siêu âm. Ngoài ra siêu âm còn giúp phát hiện một số biến chứng nguy hiểm ở gan, thận, tuyến giáp, tim mạch, ổ bụng, tuyến tiền liệt.
vicare.vn-sieu-am-co-phat-hien-benh-viem-dai-trang-khong-body-1

Siêu âm có thể phát hiện được viêm đại tràng không?

Đại tràng (ruột già) có kích thước dài trung bình khoảng 1.5m nhưng theo kết quả nghiên cứu cũng có những trường hợp dài hơn, trên thành có nhiều dải dọc, kèm theo bờm mỡ dày, mỏng, to, nhỏ khác nhau tùy vào trọng lượng cơ thể gầy hay béo.

Nếu thấy xuất hiện triệu chứng viêm đại tràng dưới đây thì cần khám đại tràng:

  • Người thường hay bị táo bón hoặc tiêu chảy: Thông thường, mỗi tuần cơ thể chúng ta sẽ đào thải từ 4 - 5 lần. Nhưng nếu đại tiện ít hơn 3 lần/tuần thì chứng tỏ bạn bị táo bón. Nếu tiêu chảy 3-6 lần/ngày, phân lỏng, máu, dịch nhầy đi kèm, cần phải thăm khám, siêu âm.
  • Triệu chứng đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu kèm theo những đau đớn khó chịu, dấu hiệu cảnh báo đang bị ung thư đại trực tràng. Cần phải thăm khám, xét nghiệm, siêu âm để đánh giá tình trạng sức khỏe.
  • Co thắt đại tràng: Những người có dấu hiệu co thắt dạ dày đại tràng cần phải siêu âm đại tràng để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật siêu âm đại tràng được dùng để chẩn đoán viêm đại tràng trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng rõ ràng, cụ thể.

Ưu điểm của phương pháp siêu âm đại tràng

  • Tiết kiệm chi phí, an toàn cho người bệnh, kĩ thuật này hoàn toàn dùng sóng siêu âm chứ không dùng tia phóng xạ, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phương pháp này không xâm lấn vì thế không gây đau đớn, không khó chịu.
  • Siêu âm có thể tạo ra những hình ảnh cấu trúc tạng bên trong cơ thể đặc biệt là tạng (gan-mật, tụy, tử cung... ) và chứa nhiều dịch (túi mật, bàng quang...) hạn chế với những tạng chứa khí (ống tiêu hóa).

Nhược điểm

  • Tuy nhiên sử dụng phương pháp siêu âm để chẩn đoán viêm đại tràng, bác sĩ sẽ không thể phát hiện những tổn thương ở lớp niêm mạc đại tràng đặc biệt là những vết loét nhỏ hoặc những tổn thương ở phần đại tràng bị che khuất.
  • Trước kia siêu âm được sử dụng nhiều nhưng do những hạn chế của phương pháp này nên hiện nay siêu âm ít khi được chỉ định để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng cho người bệnh.
vicare.vn-sieu-am-co-phat-hien-benh-viem-dai-trang-khong-body-2

Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng nào phổ biến nhất hiện nay?

  • Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán viêm đại tràng là nội soi, cho phép quan sát hầu hết những tổn thương bên trong ruột già, phát hiện bệnh chính xác nhất. Có hai phương pháp là nội soi đại tràng gây mê và nội soi đại tràng không gây mê.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong hậu môn xem có tổn thương không. Sau khi kiểm tra, bác sĩ tiêm vào gần hậu môn 1 liều thuốc tê, giảm đau và khó chịu. Người bệnh nằm nghiêng về bên trái, bác sĩ sẽ từ từ đưa ống nội soi vào trong hậu môn, đi sâu tới các đoạn ruột. Tín hiệu thu được từ đầu ống nội soi sẽ truyền qua bộ xử lý chuyển thành hình ảnh rõ nét, phản ánh trung thực tình trạng bên trong đại tràng. Bác sĩ đánh giá, chẩn đoán chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
  • Nội soi đại tràng gây mê chỉ mất từ 10 – 15 phút, tỉnh nhanh từ 3 – 5 phút sau khi soi. Tuy nhiên trước khi thực hiện thủ thuật cần thăm khám và xét nghiệm.
  • Hiện đa phần các bệnh viện đều thực hiện phương pháp nội soi đại tràng gây mê vì thế bạn không cần sợ hãi và lo lắng.
  • Chi phí nội soi viêm đại tràng sẽ dao động từ 800.000 – 2.000.000. Tùy vào từng bệnh viện, phòng khám, phương pháp nội soi gây mê hay không. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải chi trả thêm thủ tục xét nghiệm, sinh thiết nếu cần.

Trước nội soi bệnh viêm đại tràng cần lưu ý gì

  • Trước khi nội soi đại tràng bạn cần phải làm một vài xét nghiệm máu, làm sạch đại tràng.
  • Để giúp đại tràng sạch, 3-4 ngày trước khi siêu âm, bạn nên ăn nhẹ, ăn thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa có thể kể đến bánh mì, cơm, rau củ quả, trái cây, thị, trứng, ngũ cốc.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm cứng, rắn, uống nhiều nước và tránh xa những loại nước có màu.
  • Để được hướng dẫn chi tiết nhất về cách làm sạch ruột, bác sĩ sẽ hướng dẫn. Nếu bạn quá lo lắng thì nên sử dụng thêm bỉm dành cho người lớn và mang thêm quần áo.
  • Làm sạch ruột bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa. Nếu sử dụng thuốc xổ Fortran thì chiều hôm trước nội soi uống 3 gói Fortran pha với 3 lít nước. Nếu sử dụng Fleet Phospho-Soda thì pha nước với 300ml nước và uống. Sau 3h uống thêm 3 lít nước nữa.
  • Từ lúc uống thuốc xổ đại tràng đến khi tiến hành nội soi người bệnh sẽ phải nhịn ăn, phải đại tiện nhiều lần.
  • Việc chuẩn bị để nội soi đại tràng có thể gây nhiều bất tiện bạn cần chuẩn bị tốt để quá trình nội soi thuận tiện hơn.

Vừa rồi HoiBenh đã giải đáp băn khoăn siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không? Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán viêm đại tràng, sử dụng phương pháp nào hãy để bác sĩ chỉ định.