Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?

Sẩy thai là một tình huống không mong muốn với mọi bà mẹ. Bên cạnh việc quan tâm đến sức khỏe thì bạn cũng cần hiểu biết về các quyền lợi và chế độ mà mình sẽ được hưởng khi rơi vào hoàn cảnh đáng tiếc này. Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?

Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày? Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?

Cùng Vicare đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày

Chúng ta đều biết khi sinh con, lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp không may bị sẩy thai, lao động nữ vẫn được pháp luật bảo vệ bằng một số quyền lợi nhất định.

Tại điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, khi lao động nữ không may bị sẩy thai, thai có vấn đề cần nạo hút, phá thai do bệnh lý hoặc thai chết lưu sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, với thời gian tối đa như sau (thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hằng tuần). Cụ thể:

  • Thai dưới 5 tuần tuổi: 10 ngày
  • Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
  • Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

Số ngày nghỉ phụ thuộc hoàn toàn vào tuổi của thai nhi. Tuần tuổi của thai nhi được tính dựa trên giấy tờ khám thai định kì của cơ sở khám chữa bệnh, do đó khi khám thai, người lao động nữ nên giữ lại tất cả giấy tờ cẩn thận để không bị mất quyền lợi của mình. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sẩy thai tối đa là 50 ngày và tối thiểu là 10 ngày.

Ngoài ra, theo điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian 30 ngày khi bắt đầu làm việc trở lại, nếu sức khỏe lao động nữ chưa hồi phục thì được phép nghỉ dưỡng sức thêm 05-10 ngày nữa.

Mức hưởng lương chế độ thai sản khi bị sẩy thai

Ngoài vấn đề sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày, chị em cũng rất quan tâm đến mức lương nhận được trong thời gian nghỉ việc. Mức lương mà người lao động nữ nhận được trong thời gian này không phải do người sử dụng lao động chi trả mà đây là trợ cấp của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Theo điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  • Mức hưởng một tháng = 100% mức bình quân tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do sẩy thai. Trường hợp lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì: mức hưởng = mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
  • Mức hưởng một ngày = mức hưởng một tháng/30 ngày.

Ta có công thức:

Mức hưởng lương = 100% x (Mức hưởng một tháng/ 30 ngày) x Số ngày nghỉ

Ngoài ra, theo điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày và mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

vicare.vn-say-thai-duoc-nghi-bao-nhieu-ngay-body-1

Ví dụ: Chị X đã tham gia BHXH từ năm 2015, đến tháng 11/2018 chị X không may bị sẩy thai khi thai 20 tuần tuổi và được nghỉ 40 ngày theo quy định. Được biết tiền lương bình quân đóng BHXH của chị X từ tháng 05 đến hết tháng 10/2018 là 06 triệu đồng. Vậy thời gian 40 ngày nghỉ việc chị X sẽ được hưởng:

Tiền thai sản của chị X = (06 triệu đồng : 30 ngày) x 40 ngày = 6,6 triệu đồng.

Ví dụ: Trường hợp người lao động nữ bị sẩy thai được nghỉ 40 ngày theo chế độ nhưng do tình hình công việc phải đi làm sớm hơn, người lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản, tuy nhiên số ngày thanh toán lương theo chế độ sẩy thai là số ngày nghỉ thực tế của người lao động. Cụ thể hơn, chế độ được nghỉ 40 ngày nhưng thực tế chỉ nghỉ 20 ngày thì thanh toán trợ cấp cho 20 ngày.

Thủ tục cần thiết để hưởng chế độ thai sản khi sảy thai

vicare.vn-say-thai-duoc-nghi-bao-nhieu-ngay-body-2

Theo điều 101 luật Bảo Hiểm xã hội 2014 nói về hồ sơ hưởng chế độ thai sản, trường hợp lao động nữ bị sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý phải có:

  • Trường hợp điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
  • Trường hợp điều trị nội trú: bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

  • Trong thời gian 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nữ nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của người lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động nữ.

Qua bài viết này, Vicare hi vọng đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết nhất cùng đồng hành với bạn bảo vệ quyền lợi của mình.

Xem thêm:

  • Bảo hiểm y tế và các quy định bạn cần biết
  • Khám bệnh BHYT trái tuyến, hưởng 100% chi phí: Quy định không phải ai cũng biết