Sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không?

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp được truyền lại từ ông cha ta từ lâu đời. Nhưng không phải ai cũng biết rõ vấn đề này. Nhiều người có thắc mắc về vấn đề sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không? HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc này ở bài viết dưới đây.

Sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không? Sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không?

Thành phần của nước muối

Nước muối thường dùng để súc miệng, thành phần là NaCl 0,9% pha sẵn nồng độ. Được bán rộng rãi ở nhiều cửa hàng bán thuốc. Loại nước muối này có nồng độ dung dịch là đẳng trương, có áp suất thẩm thấu gần tương đương với dịch cơ thể người. Nên rất lành tính với cơ thể, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều người sử dụng nước muối như một dung dịch súc miệng thông thường, có lợi cho răng miệng vì nó gần giống với dịch cơ thể.

Tác dụng của nước muối

Nước muối là dung dịch đẳng trương, gần giống với dịch cơ thể nhất, nên được dùng để súc miệng, phòng tránh các bệnh về mũi miệng như viêm họng, sổ mũi, xoang,... giúp làm sạch họng, sạch khoang mũi.

Chống nhiễm trùng

Nước muối có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh tại khoang miệng, nơi nhiều vi khuẩn từ thức ăn tích tụ. Nước muối sẽ rút đi lượng nước trong tế bào vi khuẩn, khiến tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt.

Trị hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng là vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng, trong miệng. Sau khi được nước bọt tiêu diệt, vi khuẩn chết sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu. Sử dụng nước muối để súc miệng sẽ lấy được lượng vi khuẩn tích tụ này trong khoang miệng.

Trị viêm họng, đau họng

Theo Tiến sĩ Brett Comer của đại học Y Kentucky (Mỹ), bác sĩ phẫu thuật vùng đầu cổ cho biết, nước muối làm dịu tổ chức viêm, làm dịu acid gây ngứa họng.

Nước muối có thể len vào các mô, các kẽ răng, đẩy vi khuẩn ra bên ngoài.

Nước muối sẽ hút nước, giúp giảm triệu chứng viêm.

Giúp giảm viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng, khi niêm mạc mũi bị sưng viêm do chất kích ứng từ bên ngoài, bụi bẩn. Bạn có thể sử dụng nước muối để rửa, làm sạch khoang bên trong mũi. Bạn có thể sử dụng bơm để rửa hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng để rửa mũi. Hãy áp dụng đúng cách để rửa sạch mũi mà không để nước muối đi sai chỗ, gây viêm tai giữa.

Làm sạch đường ruột, diệt vi khuẩn, hạ acid

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu uống nước muối loãng vào buổi sáng, sẽ giúp hạ acid trong dạ dày, diệt vi khuẩn tích tụ sau một đêm dài. Bạn chỉ cần uống khoảng một lượng nhỏ tầm ít hơn 100ml nước muối loãng 0.9% vào buổi sáng.

Tuy nhiên cần lưu ý, uống một ít nước muối loãng vào buổi sáng chỉ tốt cho người tình thường. Không hề phù hợp với người đang bị bệnh thận, bệnh cao huyết áp...

Giúp giảm tình trạng mụn

Nước muối biển có thể tác động trực tiếp lên mụn, làm giảm bớt mật độ vi khuẩn trên mụn, làm mềm da khô nứt nẻ. Giúp cân bằng độ ẩm cho da, tẩy tế bào chết cũng như giúp da săn chắc hơn.

Bạn có thể áp dụng tác dụng này của nước muối bằng cách tắm biển là cách tốt nhất. Đừng sử dụng muối bình thường hay muối pha, vì tính chất muối biển sẽ tốt hơn, có nhiều loại khoáng chất như kẽm, iot, magie...

vicare.vn-sau-suc-mieng-nuoc-muoi-co-can-trang-lai-bang-nuoc-loc-khong1

Sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không?

Sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không? Câu hỏi này được rất nhiều người thắc mắc. HoiBenh xin trả lời là nên súc miệng lại bằng nước lọc.

Mục đích của súc miệng nước muối loãng là để làm sạch khoang miệng, sát khuẩn nhẹ nhàng khoang miệng. Khi đã súc miệng xong, bạn cần súc miệng lại bằng nước lọc, để giảm bớt hàm lượng muối có trong miệng sau khi súc miệng xong.

Ngoài ra, khi súc miệng lại bằng nước lọc, sẽ lấy đi những mảng bám, vi khuẩn được đẩy ra bởi nước muối trôi ra ngoài cùng nước lọc.

Bình thường hàm lượng muối trong cơ thể đã ổn định bằng đường ăn uống, nước súc miệng chỉ là để sát khuẩn chứ không phải để cung cấp thêm lượng muối cho cơ thể. Lượng muối này có thể sẽ khiến nồng độ pH trong khoang miệng thay đổi, nồng độ muối trong cơ thể cũng thay đổi.

Nồng độ muối trong cơ thể ở trạng thái đẳng trương, có thể khiến dịch cơ thể thoát ra lòng mạch, gây phù.

Vì thế sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc là điều nên làm.

Tác hại của sử dụng nước muối sai cách

Sưng họng

Sử dụng nước muối tự pha, sai nồng độ, quá mặn gây viêm niêm mạc mũi, họng, sưng đỏ.

Trầy xát niêm mạc họng, loét họng

Ngậm hạt muối tinh, hàm lượng muối quá cao, cứng, dẫn đến trầy xát niêm mạc miệng, trầy loét to hơn, vi khuẩn phát triển nhiều và dễ dàng hơn.

Viêm họng

Viêm niêm mạc miệng, họng, trợt loét niêm mạc họng do nồng độ muối quá cao.

Gây viêm họng khi dùng quá nhiều muối mặn

Thiếu hụt nguyên tố khoáng khác

Ngậm muối quá mặn, làm thừa muối trong cơ thể, dẫn đến tình trạng giảm hấp thu canxi, do lượng Na+ và Cl- trao đổi quá nhiều.

Sử dụng muối mặn, có thể lượng muối trong cơ thể tăng lên, làm chênh lệch áp suất thẩm thấu, khiến cơ thể không lấy được thêm các nguyên tố khoáng khác vì các nguyên tố trong muối trong cơ thể đang ở trạng thái ưu trương, dẫn đến thiếu hụt muối khoáng trong cơ thể.

Tăng huyết áp

Gây nên bệnh lý tăng huyết áp do chế độ ngậm muối mặn

Gây phù

Có hiện tượng nước thoát ra khỏi lòng mạch, gây phù do thừa muối, muối trong cơ thể ở trạng thái ưu trương.

Có thể khiến bệnh nặng hơn

Trường hợp bị viêm họng cấp, nên để bác sĩ tư vấn điều trị, đừng sử dụng muối hạt ngậm thay kháng sinh, có nguy cơ bệnh nặng hơn thành viêm họng hạt mạn tính hoặc ảnh hưởng đến những cơ quan khác.

vicare.vn-sau-suc-mieng-nuoc-muoi-co-can-trang-lai-bang-nuoc-loc-khong2

Cách súc miệng nước muối đúng cách

Theo TS.BS Nguyễn Danh Đức, khoa truyền nhiễm bệnh viện Medlatec cho biết:

  • Sử dụng nước muối pha sẵn 0.9% NaCl để súc miệng là tốt nhất.
  • Nếu không mua được nước muối pha sẵn 0.9% thì bạn có thể lấy 1 lít nước pha với 9g muối tinh, để có được nước muối 0.9%, hàm lượng đủ dùng.
  • Trước tiên cần súc khoang miệng với nước muối loãng khoảng 30s sau đó nhổ ra, nếu thấy vẫn chưa sạch có thể làm lại tương tự lần hai.
  • Sau đó súc họng. Ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành họng thì dùng hơi đẩy lên tạo thành tiếng như tiếng nước sôi sục sục, khoảng 3- 4 phút nếu có thể hoặc ngắn hơn. Nhổ nước cũ đi, và súc nước mới, làm tương tự khoảng 3 - 4 lần nếu muốn.
  • Sau khi súc miệng xong, nên súc miệng lại bằng nước lọc để tráng miệng.

Súc miệng tưởng chừng như một việc đơn giản, ai cũng làm được nhưng làm sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn cho răng miệng thì lại không phải ai cũng biết. Thắc mắc về vấn đề sau súc miệng nước muối có cần tráng lại bằng nước lọc không? Chúng tôi đã giải đáp cho quý độc giả ở trên. Chúc quý độc giả luôn có sức khỏe răng miệng thật tốt

Xem thêm :

  • Hiệu quả tuyệt vời của việc ngâm chân nước muối
  • Lợi ích của việc uống nước muối vào buổi sáng
  • Sử dụng nước muối sinh lý có làm trắng da hay không?