Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý?

Những mẹ bầu không may rơi vào tình trạng sinh non đều mong muốn mình sẽ có thai trở lại trong thời gian sớm nhất. Do đó, mẹ nên tìm hiểu vấn đề "Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý" để biết cơ thể mình đã sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo chưa.

Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý? Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý?

Những mẹ bầu không may rơi vào tình trạng sinh non đều mong muốn mình sẽ có thai trở lại trong thời gian sớm nhất. Do đó, mẹ nên tìm hiểu vấn đề "Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý" để biết cơ thể mình đã sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo chưa.

Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý

Sau khi sinh non, cơ thể mẹ bầu gặp rất nhiều bất ổn về sức khỏe và tâm lý, các cơ quan sinh sản vừa trải qua giai đoạn làm việc vất vả nên cần một khoảng thời gian hồi sức đủ để sẵn sàng cho lần thụ thai tiếp theo.

Trong thời gian nghỉ ngơi này, mẹ nên tránh lao động nặng nhọc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Tuy không cần phải kiêng cữ gì cả nhưng về vấn đề quan hệ tình dục, mẹ nên bắt đầu sau sinh non khoảng 6 tuần nhé. Khi đó, những tổn thương của cơ quan sinh sản đã trở nên lành lặn.

Còn việc thụ thai, mẹ nên để thời gian sau sinh non là khoảng từ 3 – 6 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ. Trước khi chuẩn bị mang thai, mẹ hãy tới khám tiền sản ở những bác sĩ chuyên khoa để xác định xem cơ thể mình đã sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo chưa đồng thời nhận tư vấn để có một thai kỳ an toàn.

vicare.vn-sau-sinh-non-bao-lau-de-co-thai-la-hop-ly-body-1

Cách phòng tránh sinh non trong lần mang thai tiếp theo

Ngoài việc tìm hiểu sau sinh non bao lâu nên có thai trở lại là hợp lý, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu những cách để phòng tránh sinh non trong lần mang thai tiếp theo. Mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh được sinh non nếu biết được nguyên nhân. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sinh non, mẹ hãy đi khám tiền sản trước khi có thai lại, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu nguyên nhân đến từ phía mẹ bầu, là do mẹ có một cuộc sống lao động vất vả, dinh dưỡng kém hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá,... thì trong lần mang thai này, mẹ cần kiêng cữ tuyệt đối, không sử dụng bất kì sản phẩm nào chứa chất kích thích, tránh làm những công việc nặng nhọc và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp bao gồm các nhóm chất: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là bổ sung axit folic đầy đủ trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để giảm nguy cơ sinh non cũng như ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Mẹ không nên ăn uống nhiều quá, mỗi ngày chỉ ăn khoảng 5 – 6 bữa, trong đó có 3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ là các thực phẩm lành mạnh như hoa quả sấy, sữa, nước trái cây,.. Đồng thời hạn chế ăn các đồ chiên, xào, đồ ngọt hay chất béo vì nó làm cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh chóng. Tăng cân nhiều dễ khiến mẹ bầu bị bệnh béo phì hoặc tiểu đường. Đây là hai căn bệnh dễ dẫn đến biến chứng thai kỳ và khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao.

Mỗi ngày, mẹ hãy uống đủ lượng nước, ít nhất là 2 lít để tăng khả năng tuần hoàn máu, vừa giúp máu vận chuyển dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi vừa làm cho cơ thể không rơi vào trạng thái mất nước – dễ dẫn đến các cơn co thắt sớm, gây sinh non.

Trước và sau khi có thai, mẹ bầu nên đi khám theo đúng lịch để phát hiện sớm các bệnh có thể mắc phải. Bất kì một viêm nhiễm hoặc bệnh nào trên cơ thể đều là nguyên nhân gây sinh non.

vicare.vn-sau-sinh-non-bao-lau-de-co-thai-la-hop-ly-body-2

Ngoài ra, việc nhịn tiểu sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu, khiến vi khuẩn gây ra những cơn co thắt sớm.

Một điều quan trọng nữa là, hãy luôn giữ tâm trạng, tinh thần mình được thoải mái nhé. Stress, áp lực, mệt mỏi sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung và ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Từ những thông tin về vấn đề sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý đã nêu trên, hi vọng bài viết sẽ bổ trợ cho sức khỏe mẹ và bé tốt hơn, giúp mẹ có một thai kỳ an toàn

Xem thêm:

  • Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non?
  • Các dấu hiệu nào giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non?
  • Dọa đẻ non - nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sinh non