Sau sinh con bao lâu thì được nâng mũi?

Không ít chị em “nhân dịp” sinh con xong, ít khi phải ra ngoài đã có dự định “trùng tu” nhan sắc nhưng lại lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến việc nuôi con và sức khỏe của mình không. Một trong những câu hỏi được quan tâm nhất là Sau sinh con bao lâu thì được nâng mũi? Thực hư chuyện nâng mũi sau khi sinh như thế nào?

Sau sinh con bao lâu thì được nâng mũi? Sau sinh con bao lâu thì được nâng mũi?

Không ít chị em “nhân dịp” sinh con xong, ít khi phải ra ngoài đã có dự định “trùng tu” nhan sắc, nhưng lại lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến việc nuôi con và sức khỏe của mình không. Một trong những câu hỏi được quan tâm nhất là Sau sinh con bao lâu thì được nâng mũi? Thực hư chuyện nâng mũi sau khi sinh như thế nào? Hãy cùng HoiBenh giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Chọn phương pháp nâng mũi nào?

Chắc chắn chị em nào khi mới bắt đầu tính đến kế hoạch sửa mũi cũng sẽ hoảng loạn chẳng biết nên chọn phương pháp nào: Nâng mũi Hàn Quốc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi S line, nâng mũi tỉ lệ vàng, nâng mũi golden...

Chị em đừng lo lắng, thật ra thì không có nhiều phương pháp đến thế đâu, dù tên gọi là gì thì bản chất của nâng mũi cũng chỉ xoay quanh chất liệu được sử dụng làm vật liệu nâng mũi. Hiện có 3 phương pháp nâng mũi chính:

  • Một là sử dụng hoàn toàn sụn nhân tạo
  • Hai là sử dụng hoàn toàn sụn tự thân
  • Ba là kết hợp cả sụn nhân tạo và sụn tự thân.

Để chọn phương pháp phẫu thuật không phải bản thân cứ thích là được, nó còn phụ thuộc vào dáng mũi và cơ địa mỗi người (người hợp chất liệu này, người hợp chất liệu kia). Nên quan trọng nhất trong phẫu thuật nâng mũi là bạn cần tìm được vị bác sĩ giỏi, có tâm và có tay nghề để được tư vấn phương pháp nào hợp với bạn nhất.

HoiBenh.vn-nang-mui-sau-sinh-body-2
Bản chất của nâng mũi cũng chỉ xoay quanh chất liệu được sử dụng làm vật liệu nâng mũi

Vì sao không nên nâng mũi ngay sau khi sinh?

Thứ nhất, sau khi sinh cơ thể của bạn còn khá yếu ớt, không nên tiến hành nâng mũi sau khi sinh con.

Thứ 2, sau nâng mũi bạn phải uống thuốc giảm đau và kháng sinh. Loại thuốc này có thể bị bài tiết qua tuyến sữa, gây ảnh hưởng chất và lượng của sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.

Một số thuốc kháng sinh còn có khả năng làm mất sữa ở mẹ và phải mất thời gian dài kích lại. Trong khi đó, 6 tháng đầu tiên bé cần được nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn nên ghi nhớ điều này.

Thực hiện thủ thuật không chỉ chú trọng đến sức khỏe của mẹ mà còn phải quan tâm đến sự an toàn của bé về lâu dài. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ có thể giúp bạn có được dáng mũi cao, đẹp như mong đợi. Trước khi làm đẹp, bạn nên chọn địa chỉ uy tín, áp dụng kỹ thuật hiện đại và phẫu thuật theo đúng quy trình của Bộ Y tế.

Thứ 3, sau khi nâng mũi bạn cần chế độ chăm sóc đặc biệt và giữ gìn cẩn thận vùng mặt như: không tiếp xúc với nước trong 3 ngày, không nên nằm nghiêng trong 3 – 4 ngày đầu... Liệu rằng với cuộc sống của một bà mẹ chăm con nhỏ có phù hợp để nâng mũi hay không?

Thứ 4, sau phẫu thuật, bạn cần phải kiêng một số món ăn, đồ uống dễ gây sưng, viêm và lâu lành vết thương... Trong khi, chế độ dinh dưỡng của bà đẻ lại cần bổ sung rất nhiều chất để đảm bảo sữa cho con.

HoiBenh.vn-nang-mui-sau-sinh-body-3
Sau khi sinh cơ thể của bạn còn khá yếu ớt, không nên tiến hành nâng mũi sau khi sinh

Sau sinh con bao lâu thì được nâng mũi?

Về mặt bản chất, nâng mũi chỉ là một dạng tiểu phẫu không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng như những lý do đã phân tích ở trên, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phẫu thuật và sức khỏe của con nhỏ.

Nếu bạn có ý định nâng mũi sau khi sinh thì tốt nhất là khi đã cai sữa cho trẻ, sức khỏe của bạn ổn định hơn và không còn quá tất bật với việc chăm con nữa. Bạn nên để sau sinh ít nhất 12 - 15 tháng mới có thể nâng mũi.

Sau khi nâng mũi cần lưu ý gì?

Mũi hồi phục nhanh hay chậm, sưng nhiều hay sưng ít và lên dáng có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này.

Do mới thực hiện phẫu thuật nên vết thương chưa kịp lành và chiếc mũi mới vẫn chưa được ổn định nên bạn cần phải bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ, từ chế độ ăn uống đến nghỉ ngơi... để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả cũng như hình dáng của chiếc mũi mới được tái tạo:

  • Giảm sưng và tan máu bầm bằng cách chườm nước đá (lưu ý tránh để vết thương tiếp xúc với nước).
  • Tránh những thực phẩm gây mưng mủ, gây sẹo như rau muống, hải sản, thịt gà, xôi, đậu phộng, các loại đồ ăn cay nóng và có tính kích thích, các loại đồ uống có cồn và có gas...
  • Tránh va chạm làm tổn thương mũi.
  • Không nên nằm nghiêng trong 3 – 4 ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nhớ tái khám đúng lịch hẹn.
  • Tránh va đập lên mũi trong vòng một tháng sau phẫu thuật.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mặt để không xảy ra trường hợp bị sưng tấy. Ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sắc tố da, tạo thành vết thâm do đó, khi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang, đội mũ cho đến khi hết sưng tấy.
  • Không đeo kính tối thiểu trong vòng một tuần và không nên trang điểm cho tới khi cắt chỉ.
  • Trong tuần đầu sau phẫu thuật, bạn cần tránh làm việc nặng, hạn chế đổ mồ hôi cơ thể.
  • Sau khoảng 2 ngày, khu vực mũi có thể xuất hiện bầm tím, bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này. Chỉ cần thường xuyên chườm ấm, vết bầm sẽ dần dần biến mất.

Xem thêm:

  • Nâng mũi Sline ở đâu đẹp?
  • Những điều bạn nên biết khi nâng mũi S-line
  • Nâng mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?