Sau khi nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt?

Hiện nay, nâng mũi không còn xa lạ gì với mọi người, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho bạn. Đây là một tiểu phẫu trên khuôn mặt, tuy nhiên bạn cũng nên biết rõ cách chăm sóc thì sẽ mang lại hiệu quả tốt, tránh biến chứng về sau. Nhiều người không rõ sau khi nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt, HoiBenh sẽ giúp bạn biết thêm một số thông tin về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Sau khi nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt? Sau khi nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt?

Phương pháp nâng mũi

Nâng mũi không phẫu thuật

Nâng mũi bằng tiêm Filler

Là phương pháp tiêm filler nâng mũi, giúp tạo sống mũi cao, ưng ý. Khách hàng sẽ có được chiếc mũi cao ngay sau khi tiêm, với chi phí ít hơn nhiều so với phẫu thuật nâng mũi phẫu thuật. Tuy nhiên, chất Filler này sẽ tự tan sau một thời gian nhất định, dáng mũi bạn sẽ về ban đầu và không cao như khi mới đầu tiêm. Tiêm Filler là sử dụng những chất làm đầy như Juvederm, Voluma... để tiêm vào vùng mũi, giúp nâng sống mũi cao lên.

Nâng mũi bằng chỉ sinh học

Phương pháp cấy chỉ sinh học, chỉ collagen giúp nâng sống mũi cao lên. Chỉ này có thể tự tan trong cơ thể sau một thời gian, mũi cũng sẽ trở về dáng mũi ban đầu của bạn. Chỉ collagen có cấu tạo giống với ngạch xương cá, nhờ đó có thể bám giữ và kéo các cơ vùng mũi, giúp sống mũi cao, thẳng, đẹp tự nhiên sau khi cấy chỉ.

Ưu điểm của phương pháp nâng mũi không phẫu thuật:

  • Nâng mũi không phẫu thuật là sẽ không đau như phẫu thuật.
  • Thời gian thực hiện nhanh hơn, không gây đau đớn nhiều, không có sẹo sau khi thực hiện, không kiêng cữ nhiều cũng như thời gian nghỉ ngơi sau thực hiện ngắn hơn.
  • Thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
  • Có thể tiêm tan khi không ưng dáng mũi hoặc có thể để chất làm đầy tự tan sau một thời gian, sẽ có lại hình dạng mũi như cũ.
  • Giá thành của phương pháp này cũng rẻ hơn nhiều so với phẫu thuật.

Tuy nhiên sử dụng tiêm Filler hoặc cấy sẽ quay lại chiếc mũi với dáng mũi cũ sau một thời gian, chất làm đầy này sẽ tự tan ra trong cơ thể. Bạn có thể phải tiêm thêm sau một thời gian. Một số trường hợp, người thực hiện không phải bác sĩ, có thể tiêm nhầm điểm, gây biến chứng nặng. Hoặc trường hợp, khách hàng muốn tiêm mũi nhưng thời gian tan của filler chưa đủ, khiến mũi quá nhiều filler, gây tắc mạch máu, rất nguy hiểm nếu người thực hiện không có chuyên môn để tiên lượng biến chứng cho khách hàng.

vicare.vn-sau-khi-nang-mui-bao-lau-thi-duoc-rua-mat-body-1

Nâng mũi bằng phẫu thuật

Nâng mũi bọc sụn nhân tạo

Nâng mũi bằng phẫu thuật là bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cho bạn, đưa một sụn mũi nhân tạo làm bằng chất liệu silicon, được xuất xứ từ Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ... vào mũi của bạn. Giúp nâng sống mũi của bạn cao hơn. Sống mũi của bạn sẽ cao được lâu hơn nhờ sống mũi silicon, giữ nguyên hình dạng được nhiều năm. Bạn sẽ được bọc đầu mũi bằng sụn nhân tạo, có thể thay thế hạ bì của da, giúp đầu mũi của bạn không bị bóng đỏ, hạn chế tình trạng lộ đầu mũi sau khi nâng.

Nâng mũi bọc sụn tự thân

Nâng mũi bọc sụn tự thân thì cũng giống như phương pháp nâng mũi bằng sụn bọc nhân tạo. Tuy nhiên điểm khác ở đây là miếng sụn bọc đầu mũi là miếng sụn tự thân. Miếng sụn này có thể được bác sĩ lấy ra từ sụn tai. Bác sĩ sẽ cắt một ít sụn ở sau tai. Không làm mất thẩm mỹ, cũng không ảnh hưởng gì đến khả năng nghe của tai. Miếng sụn cắt ra này sẽ được bọc đầu mũi, giúp mũi không bị bóng đỏ sau một thời gian.

Sau khi nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt?

vicare.vn-sau-khi-nang-mui-bao-lau-thi-duoc-rua-mat-body-2

Sau khi thực hiện nâng mũi, bạn không nên để vùng mũi bị ướt, không để nước bẩn, nước thường hay xà phòng bắn lên vị trí vết thương. Vì có thể sẽ khiến vết thương nhiễm khuẩn, lâu lành hơn và có thể có biến chứng sau mổ.

Vì thế, ít nhất là 3 ngày đầu, tốt nhất là 7 ngày, cho đến khi cắt chỉ bạn không được cho vết thương tiếp xúc với vết mổ.

Nếu cần vệ sinh vết mổ, bạn nên dùng khăn ẩm để vệ sinh xung quanh mặt.

Chú ý, thời điểm sau 7 ngày sau mổ, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt để rửa mặt, có thể bắn nước xà phòng vào vết mổ, gây nhiễm trùng.

Không nên chà mạnh tại vùng mới phẫu thuật, có thể gây lệch dáng mũi khi mũi chưa được định hình chắc chắn.

Sau khi bạn được cắt chỉ ở ngày thứ 7 - 10 sau mổ, bạn có thể rửa mặt khi vết thương đã liền lại sau cắt chỉ. Có thể sau 2 tuần, khi bạn nhìn thấy vết thương liền tốt thì bạn có thể rửa nhẹ nhàng, nhưng không khuyến cáo rửa xà phòng tại khu vực này, có thể gây kích

Chăm sóc hậu phẫu sau khi nâng mũi

Chăm sóc vết mổ

  • Vệ sinh vết mổ là một vấn đề quan trọng để có được mũi đẹp và an toàn. Dùng gạc không lót bông để vệ sinh vết mổ. Đầu tiên sử dụng nước muối để vệ sinh, sau đó sát khuẩn lại bằng betadine và không lau lại vết betadine. Vệ sinh ngày 3 lần trong những ngày đầu, những ngày sau có thể giảm xuống còn 2 lần/ngày, và giảm xuống còn 1 lần/ngày sau khi cắt chỉ xong.
  • Dùng gạc vô khuẩn thấm dịch thoát ra trong những ngày đầu, bạn nên thấm ngay khi nó mới chảy ra, để tránh nhiễm khuẩn. Khi dịch ra khỏi cơ thể, khô trên da, có thể là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh trưởng, vì thế phải lau khô ngay.
  • Vệ sinh bên trong mũi bằng tăm bông sạch, dùng nước muối để vệ sinh bên trong.
  • Không nên đeo kính sau khi nâng mũi, bạn có thể đeo kính áp tròng thay thế.
  • Khi đeo khẩu trang, bạn không nên để phần gọng cứng khẩu trang chấn vào mũi, hãy tháo nó ra hoặc lật ngược phần mềm khẩu trang để đeo.
  • Thời gian đầu, bạn không nên sờ nhiều vào mũi, để không làm lệch mũi.
  • Trong khoảng thời gian đầu không nên nằm nghiêng, có thể trong vài tuần. Hạn chế nằm nhiều trong thời gian 7 ngày sau mổ, ngủ thì bạn nằm bình thường nhưng hạn chế thời gian trong ngày nằm nhiều, dễ gây tụ dịch.

Chế độ ăn uống sau mổ

vicare.vn-sau-khi-nang-mui-bao-lau-thi-duoc-rua-mat-body-3
  • Uống thêm đủ nước cho cơ thể.
  • Kiêng ăn thịt bò, rau muống, đồ hải sản, đồ xôi nếp trong 20 ngày đầu.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá... trong 7 ngày đầu.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng trong 7 ngày đầu.

Hoạt động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức, tránh làm việc nặng, tránh cúi nhiều trong những ngày đầu.

Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm đều đặn

Thuốc kháng sinh và một số thuốc khác là một yếu tố tiên quyết, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng, biến chứng sau mổ. Bạn phải uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ, uống sau ăn no, uống sau mổ trong vòng 6 giờ đầu. Thì dự phòng nhiễm khuẩn sẽ tốt nhất cho bạn trong khí hậu nóng ẩm của nước ta. Uống đủ liều trong 7 ngày đầu sau mổ để có hiệu quả tốt nhất.

Trường hợp bị nhiễm khuẩn sau mổ, bạn phải uống thời gian dài hơn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, bạn cũng nên báo bác sĩ để cho thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cho bạn.

Tái khám

Tái khám là một vấn đề quan trọng. Thông thường, bạn nên đến khám lại sau 4 ngày sau mổ, để kiểm tra tình trạng hiện tại và xử lý những vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Thời điểm sau 7 - 10 ngày, bạn đến cắt chỉ. Sau đó khoảng 1 tháng sau mổ, bạn có thể đến kiểm tra lại nếu cần, để kiểm tra tình trạng mũi hiện tại.

Xem thêm:

  • Trước khi nâng mũi Bác sĩ sẽ nói với bạn điều gì? Click ngay bài viết này
  • Những kiêng kị sau khi nâng mũi cần phải biết
  • Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng?