Sau dịp Tết bánh chưng, bánh tét có hiện tượng mốc, nên ăn hay bỏ?

Bánh chưng là món truyền thống của người Việt mỗi dịp xuân về. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách hoặc do ảnh hưởng của thời tiết (nắng nóng, nồm, cúng lâu trên bàn thờ...) bánh thường bị mốc lá, thậm chí bị chua.

Sau dịp Tết bánh chưng, bánh tét có hiện tượng mốc, nên ăn hay bỏ? Sau dịp Tết bánh chưng, bánh tét có hiện tượng mốc, nên ăn hay bỏ?

Sau dịp Tết Nguyên đán, bánh chưng, bánh tét có thể bị mốc do trời nắng hoặc để lâu, dù xử lý thì chất lượng bánh cũng giảm và chúng ta nên cân nhắc khi ăn các loại bánh này.

Nguy hiểm từ bánh chưng, bánh tét mốc

Bánh chưng là món truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách hoặc do ảnh hưởng của thời tiết (nắng nóng, nồm, cúng lâu trên bàn thờ...) bánh thường bị mốc lá, thậm chí bị chua.

Tất cả các loại thực phẩm khi bị mốc đều có nguy cơ sinh ra các độc tố có hại cho sức khỏe, như Alfatoxin gây độc cho gan, Ochratoxin gây độc thận... Nếu cơ thể tích tụ lâu dài các độc tố này có nguy cơ gây ung thư.

vicare.vn-banh-chung-banh-tet-moc-do-troi-am-len-sau-dip-tet-nen-an-hay-bo-body-1

Do đó, không nên sử dụng bất cứ sản phẩm nào đã bị nấm mốc, kể cả rửa sạch, đun lại kỹ hoặc cắt bỏ phần mốc rồi tiếp tục ăn vì có thể nấm mốc đã lây lan qua các phần khác, sâu bên trong bánh mà mắt thường không thấy và dù có nấu kỹ thì bào tử nấm có thể bị tiêu diệt nhưng độc tố vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.

Xử lý khi bánh chưng, bánh tét mốc nhẹ lớp lá

Bánh chưng, bánh tét có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng, là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển, trước tiên là trên phần lá. Nếu phát hiện sớm thì có thể xử lý mốc và sử dụng bánh chưng, bánh tét theo các cách sau:

  • Bóc phần lá bên ngoài ra, sau đó gói lại lớp vỏ mới và luộc lại. Với cách này, bánh vừa được diệt khuẩn lại được loại bỏ các nguy cơ nhiễm mốc, và ngăn chặn nấm mốc xâm lấn vào trong bánh.
  • Hơ bánh trên bếp ga để lửa đốt hết phần mốc bên ngoài bánh.

Đó là cách xử lý khi nấm mốc chưa lan vào phần bánh. Ngược lại, trường hợp mốc ăn sâu qua lớp lá vào phía trong bánh, bánh có thể bị lên men chua... tốt nhất đừng “tiếc của”, cắt bỏ phần bị bánh bị hỏng hoặc chế biến bằng cách rán lên ăn vì lúc này vị bánh sẽ không còn ngon nữa và dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

vicare.vn-banh-chung-banh-tet-moc-do-troi-am-len-sau-dip-tet-nen-an-hay-bo-body-2

Cách phòng tránh bánh chưng, bánh tét bị nấm mốc

  • Để bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu và hạn chế nấm mốc, nên rửa sạch lá dong hoặc lá chuối, phơi khô.
  • Khi gói nên gói bánh chắc tay, không quá lỏng, bánh cần luộc kỹ, chín đều, gạo nếp thật dền.
  • Sau khi luộc chín, dỡ bánh chưng ra một chậu nước đã đun sôi, để nguội, rửa bánh cho hết nhớt. Bánh xếp lên sàn gỗ, có lót một lớp vải mỏng, kê tấm bìa lên và đặt vật nặng để thoát nước.
  • Bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần ăn làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại.
  • Không gói quá nhiều, tránh gây tình trạng lãng phí và bị mốc, thiu do để quá lâu.

Theo VOH