Sáng tỏ những băn khoăn về kích thước “cậu nhỏ”
Nhiều quý ông đến các cơ sở nam khoa với tâm lý mặc cảm về kích cỡ khiêm tốn của “cậu nhỏ” và nghĩ rằng điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc “yêu”. Những lo lắng băn khoăn về kích thước "cậu nhỏ" xuất phát từ mối bận tâm liên quan đến bộ phận cơ thể vốn được coi niềm tự hào của phái mạnh sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây. Kích thước “cậu bé” khi nào là quá nhỏ? ...
Sáng tỏ những băn khoăn về kích thước “cậu nhỏ”
Nhiều quý ông đến các cơ sở nam khoa với tâm lý mặc cảm về kích cỡ khiêm tốn của “cậu nhỏ” và nghĩ rằng điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc “yêu”. Những lo lắng băn khoăn về kích thước "cậu nhỏ" xuất phát từ mối bận tâm liên quan đến bộ phận cơ thể vốn được coi niềm tự hào của phái mạnh sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây.
Kích thước “cậu bé” khi nào là quá nhỏ?
Theo một bài báo khoa học trên tạp chí Urology được tiến hành với 80 người đàn ông khỏe mạnh, thể chất bình thường, dựa trên kích thước dương vật trước và sau khi cương cứng, các nhà nghiên cứu đã kết luận:"Chiều dài dương vật < 4cm (1,6 inch) trước khi cương hoặc chiều dài < 7,5cm (3 inch) sau khi cương được xếp vào kích thước dương vật quá nhỏ."
Kích thước trung bình của “cậu bé” ở mức bình thường là bao nhiêu?
Kích thước trung bình của dương vật khi cương là khoảng 12,7cm với đường kính khoảng 3,8 cm. Cụ thể, theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Sexual Medicine, kích cỡ dương vật trung bình của đàn ông Mỹ là 14,2cm. Trong đó, chỉ có 15% nam giới sở hữu chiều dài trên 17,7cm, 3% sở hữu chiều dài trên 20,3cm. Tại Việt Nam, chiều dài trung bình của các đấng mày râu nằm trong khoảng 11 – 12cm.
Làm sao để tăng kích thước cậu nhỏ?
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hàng loạt các loại kem, thuốc và thủ thuật được quảng cáo với tính năng làm tăng kích thước của "cậu nhỏ", song trên thực tế, chưa có phương pháp nào được khoa học chứng minh là có hiệu quả. Những nghiên cứu trên Tạp chí Psychology Today chỉ ra rằng, giảm mỡ bụng bằng cách tập thể thao, ăn ít thịt, pho mát và bổ sung nhiều các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật sẽ góp phần làm tăng kích thước dương vật. Lý do là vì bụng to do mỡ thừa có thể chèn vào gốc dương vật và làm cho nó có kích thước nhỏ hơn.
“Cậu bé” hoành tráng mới hấp dẫn phái đẹp?
Với những đấng mày râu lo lắng về tình trạng “cậu bé” khiêm tốn có thể yên tâm rằng, kích thước hoành tráng không phải lúc nào cũng tốt. Thông thường, kích cỡ của “cậu nhỏ” tương ứng với ngoại hình cơ thể mới là điều hấp dẫn các chị em. Bên cạnh đó, sự tự tin, thu hút và hấp dẫn là những nhân tố quyết định đến chất lượng “cuộc yêu” hơn là kích thước lớn của dương vật.
Kích thước “cậu bé” có mối quan hệ với bộ phận khác trên cơ thể?
Các nhà khoa học cho rằng có một mối liên hệ nào đó giữa kích thước "cậu nhỏ" với kích thước bàn chân, kích thước mũi, kích thước ngón tay cái, dái tai và ngón tay trỏ. Theo một nghiên cứu trên tạp chí West African Journal of Medicine vào năm 2006, nhóm các nhà khoa học đã thử nghiệm để chứng minh rằng: Kích thước dương vật có thể dự đoán được qua vóc dáng cơ thể và kích thước vòng mông. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu khác lại phát hiện thấy chiều dài "cậu nhỏ" không có quan hệ tới ngoại hình cơ thể.
Như vậy, giống với nhiều bộ phân khác trên cơ thể, vai trò quan trọng nhất đối với dương vật là hoàn thành “xuất sắc” chức năng nhiệm vụ được giao phó, đó chính là đi tiểu, sinh sản. Tương tự như mỗi người trong chúng ta có người cao người thấp, ngón tay có ngón ngắn ngón dài, kích thước dương vật cũng thay đổi khác nhau để phù hợp với cơ thể. Sức khỏe của “cậu nhỏ” mới là yếu tố cần được quan tâm hơn. Thay vì quá quan tâm đến kích cỡ, phái mạnh nên thăm khám nam khoa định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.