Sán xơ mít 1 người lây cả nhà đều có nguy cơ bị nhiễm
Sán xơ mít là căn bệnh nguy hiểm khi sán ký sinh ở người sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều đáng lo nhất, nếu một người trong nhà bị sán xơ mít sẽ có thể lây nhiễm cho cả nhà nếu không biết cách phòng tránh. Vậy cách trị sán xơ mít như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.
Sán xơ mít 1 người lây cả nhà đều có nguy cơ bị nhiễm
Sán xơ mít là căn bệnh nguy hiểm khi sán ký sinh ở người sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều đáng lo nhất, nếu một người trong nhà bị sán xơ mít sẽ có thể lây nhiễm cho cả nhà nếu không biết cách phòng tránh. Vậy cách trị sán xơ mít như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.
1. Sán xơ mít là gì?
Sán xơ mít còn gọi là bệnh sán dây. Chúng có hình dạng giống xơ của trái mít, trên cơ thể của chúng chia thành các đốt nhỏ, có kích thước rất dài, mình dẹp, chúng không có bộ phận tiêu hóa. Vì thế chúng sống bằng cách lấy thực phẩm trực tiếp từ ruột non của người và súc vật khi chúng xâm nhập.
Ở sán trưởng thành cơ thể chia làm ba phần, phần đầu để bám chặt vào ruột, cổ không phân đoạn nhưng có thể tái sinh rất nhanh, phần còn lại là mình gồm nhiều đoạn nhỏ trong đó các đoạn ở đuôi chứa buồng trứng. Khi người bệnh trị bệnh nếu loại được đầu và cổ thì sán sẽ lại tiếp tục tái sinh thành sán mới.
2. Nguyên nhân gây ký sinh sán xơ mít
Rất nhiều người có thói quen thưởng thức các món ăn tái, sống như gỏi cá, nem chua, rau sống... Rất có khả năng nhiễm sán xơ mít vì ấu trùng sán vẫn còn tồn tại trong thức ăn khi chưa nấu chín.
Sán xơ mít thường ký sinh ở ruột non động vật, khi chúng ta ăn thịt bò tái, heo tái thường sẽ nhiễm sán xơ mít rất cao. Khi các đốt sán già sẽ bị rụng đi và thoát ra ngoài qua hậu môn nên nhiều người thường nhìn thấy thân sán trong đũng quần, trên giường hoặc lẫn lên chăn màn. Trong cơ thể động vật heo, bò, ấu trùng sán di chuyển khắp nơi thường trú ẩn trong các cơ, mô dưới da và hệ thần kinh trung ương. Tạo thành những gạo sán hay gọi là những bọc chứa các ấu trùng sán bên trong gây nguy hại cho sức khỏe.
3. Dấu hiệu nhiễm sán xơ mít
Người mắc sán xơ mít thường rất hay đau bụng rối loạn tiêu hóa vì sán xơ mít lấy hết thức ăn nên cơ thể sẽ sa sút, mệt mỏi, gây thiếu máu và bị tắc đường ruột. Nếu để lâu ngày, nguy cơ sán ký sinh lên não.
Ban đầu khi con người ăn thịt động vật chưa nấu chín sẽ đưa sán gạo (bọc chưa ấu trùng sán) vào ruột non sau khoảng hai, ba tháng sán non được phóng thích. Sán khi phát triển trong cơ thể thường gây biểu hiện buồn nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy từng đợt, sụt cân, sờ thấy khối u sán di chuyển dưới da. Riêng đối với sán lợn gạo có thể gây những biểu hiện tăng áp lực nội sọ, động kinh, suy nhược, liệt chi, rối loạn tâm thần, nếu nằm trong hốc mắt, mí mắt gây rối loạn thị giác, còn nằm ở dưới da sẽ tạo ra những nốt sần sờ thấy được, đôi khi gây ngứa ngáy.
4. Khả năng lây nhiễm của sán xơ mít
Sán xơ mít có nguy cơ lây nhiễm rất cao, vì vậy mà chỉ cần một người trong nhà bị mắc sán xơ mít sẽ có thể lây nhiễm cho cả nhà nếu không biết cách phòng tránh.
Do cơ thể sán xơ mít bao gồm rất nhiều đốt kết nhau thành dải dài, các đốt già sẽ rụng khỏi thân sán và chui qua đường hậu môn. Những đốt sán xơ mít sau khi chui ra khỏi cơ thể người bệnh sẽ mang theo hàng triệu các trứng sán nhỏ. Những người cùng sống trong một gia đình, cùng sinh hoạt chung như sử dụng chung nhà vệ sinh, vật dụng, ngủ cùng nhau, ăn các thức ăn... Rất có nguy cơ lây nhiễm sán xơ mít. Nếu sơ ý chạm một bề mặt nào đó có chứa trứng sán, chúng sẽ bám vào người, vào tay... Vì thế có nói, chỉ cần một người trong nhà mắc bệnh sán xơ mít thì những người còn lại cũng có nguy cơ bị lây cao.
5. Các điều trị và phòng ngừa sán xơ mít
Điều trị sán xơ mít
Theo các bác sĩ, cách trị sán xơ mít cần phải thực hiện kiên trì và điều trị triệt để tận gốc nhằm tránh các nguy cơ tái nhiễm. Cách duy nhất diệt hiệu quả các ấu trùng là gia đình người bệnh phải tiệt trùng các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, chăn màn, chén bát... bằng nước đun sôi.
Sau khi tẩy sán mà 3 tháng sau vẫn không thấy đốt sán bò ra ngoài hậu môn thì mới được xem là thành công. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc tẩy giun sán về để tự chữa trị. Vì nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm sán xơ mít không diệt được tận gốc sán khi dùng thuốc tẩy giun thông thường. Chỉ nên thực hiện đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, khi phát hiện bị nhiễm sán xơ mít tốt nhất cần đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị kịp thời.
Phòng ngừa nhiễm sán xơ mít
Để phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm tái sống. Nếu phải ăn rau sống cần phải rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước, ngâm nước muối để loại bỏ trứng sán.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, hoặc vừa tiếp xúc với dụng cụ lao động và môi trường.
- Nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm sán thì những người còn lại nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc tự chữa trị bừa bãi.
Trên đây là những thông tin về bệnh sán xơ mít và cách trị sán xơ mít hiệu quả, hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để phòng và chữa bệnh cho người thân và gia đình.
Xem thêm:
- Ẩm thực đường phố 'ổ vi khuẩn' đe dọa khủng khiếp sức khỏe con người
- Lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun, ai cũng cần phải biết
- Bí quyết ăn uống giúp bé phòng ngừa giun sán hiệu quả