Sản giật - Kẻ thù nguy hiểm của cả mẹ lẫn thai nhi

Sản giật là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật, thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Sản giật gây ra các cơn co giật liên tiếp có thể khiến thai phụ rơi vào tình trạng hôn mê, ngưng thở, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Sản giật - Kẻ thù nguy hiểm của cả mẹ lẫn thai nhi Sản giật - Kẻ thù nguy hiểm của cả mẹ lẫn thai nhi

Do vậy, hiểu và nắm vững được cách dự phòng sản giật ngay từ khi dự định mang bầu/trong quá trình mang bầu là điều hết sức quan trọng.

Sản giật là gì?

Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật với biểu hiện đặc trưng chính là các cơn co giật. Cơn co giật được bắt đầu với biểu hiện rung rung ở mặt, một vài giây sau đó thì xuất hiện co cứng toàn thân kéo dài từ 15 đến 20 giây, hàm và mí mắt bất ngờ mở ra rồi khép lại rất mạnh. Các cơn mặt cũng như các cơ khác trong cơ thể lần lượt thay phiên nhau và dãn rất nhanh sau mỗi lần co giật.

Trong các cơn co giật liên tiếp, thai phụ rất khó và hầu như không thể kiểm soát bản thân nên thường bị ngã xuống giường, răng có thể cắn vào lưỡi. Sau đó, các cơn co giật yếu đi và thai phụ dần dần rơi vào tình trạng ngưng thở một vài giây, hôn mê. Thậm chí, có trường hợp sản giật còn khiến thai phụ ngưng thử hoàn toàn và dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Sản giật gây ra những tác động trực tiếp đến thai phụ cũng như thai nhi:

  • Thai phụ: Nếu sản giật không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các cơn co giật liên tiếp, hôn mê, suy tim cấp, xuất huyết não, và cuối cùng là gây tử vong.
  • Thai nhi bị suy dinh dưỡng, suy thai. Em bé có thể bị sinh non, sinh thiếu tháng vì chuyển dạ tự nhiên hoặc do bệnh của mẹ nên bắt buộc phải sinh sớm.
vicare.vn-san-giat-ke-thu-nguy-hiem-cua-ca-me-lan-thai-nhi-body-1

Những nhóm bà bầu nào sẽ có nguy cơ cao bị sản giật?

Dựa trên thực tế cũng như các nghiên cứu liên quan tới vấn đề sinh đẻ, Y học đã xác định được các nhóm thai phụ có nguy cơ cao bị sản giật. Cụ thể:

  • Mang đa thai (>1 thai nhi).
  • Thai phụ mang thai con đầu lòng.
  • Thai phụ hơn 40 tuổi.
  • Có tiền sử hoặc đang bị tăng huyết áp, thường là tăng huyết áp vô căn (tức là không xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh).
  • Đã từng hoặc đang bị đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến thận.
  • Có tiền sử bị tiền sản giật, sản giật ở những lần mang thai trước đó.
  • Trong gia đình từng có người bị tiền sản giật, sản giật.
  • Ngoài ra, những thai phụ thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh lý về răng miệng, thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật, sản giật cao hơn so với những thai phụ khác.

Phác đồ điều trị sản giật

Khi điều trị sản giật, các bác sĩ sẽ hướng đến 3 mục tiêu chính bao gồm: kiểm soát các cơn co giật, hạ huyết áp và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

  • Thuốc Magie sulfat: Có tác dụng ngăn ngừa sản giật và có thể giảm nguy cơ tử vong ở người mẹ. Khi đi vào cơ thể, magie sulfat sẽ kích hoạt để giãn các mạch máu não, giảm thiểu các cục máu đông cục bộ được gây nên bởi sự co thắt mạch máu trong cơn sản giật. Nó còn có thể ức chế canxi làm thay đổi đường dẫn truyền kinh cơ. Trong quá trình điều trị, sử dụng thuốc magie sulfat với liều như thế nào và sử dụng ra sao sẽ được các bác sĩ cân nhắc rất kỹ, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, hay có dấu hiệu ngộ độc khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc hạ huyết áp: Các loại thuốc thường được dùng để hạ huyết áp hydralazine, labentalol, nicardipin, nitroprusside, có thể được dùng song song với các loại thuốc khác. Thuốc hạ huyết áp có thể mang đến những ảnh hưởng bất lợi cho cả mẹ và con. Thuốc có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt một cách trực tiếp lên thai nhi hoặc ảnh hưởng gián tiếp do giảm lưu lượng tuần hoàn tử cung hoặc trực tiếp trên tim mạch. Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc cho thai phụ, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ tới các yếu tố nguy cơ này.
  • Sử dụng Corticoid để giúp bào thai phát triển, thường được sử dụng ở tuần thứ 28 đến 34.
  • Lấy thai khi bệnh có diễn biến nặng hoặc cơ thể đã ổn định.
vicare.vn-san-giat-ke-thu-nguy-hiem-cua-ca-me-lan-thai-nhi-body-2

Dự phòng sản giật

Dự phòng sản giật là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời kỳ mang thai mà mẹ bầu và người nhà cần hết sức quan tâm. Khi thai phụ bị sản giật sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Sau đây, bài viết sẽ gợi ý đến bạn đọc một số biện pháp dự phòng sản giật hiệu quả:

  • Trước khi có kế hoạch mang thai, các chị em cần phải thay đổi chế độ ăn uống (ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, không ăn mặn), tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
  • Không làm việc quá nặng, làm việc nặng nhọc và dành thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng trong suốt thai kỳ.
  • Nếu có thể thì không nên mang thai quá sớm hoặc quá muộn.
  • Đi khám thai định kỳ để nắm được tình hình sức khỏe thường xuyên của mẹ và thai nhi.
  • Thai phụ và người nhà cần hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản về tiền sản giật, sản giật để nhận biết và xử lý được khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh trên cơ thể.

Xem thêm:

  • Tiền sản giật và sản giật khác nhau như thế nào?
  • Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
  • Bà bầu bị tiền sản giật, liệu có sinh thường được không?