Sai lầm điển hình của cha mẹ Việt Nam khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn

Trên thực tế, trẻ Việt Nam thường chỉ biếng ăn khi chưa đến 1 tuổi, thậm chí ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm. Ở các nước phương Tây, trẻ sơ sinh biếng ăn thường gặp từ 1 tuổi trở lên.

Sai lầm điển hình của cha mẹ Việt Nam khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn Sai lầm điển hình của cha mẹ Việt Nam khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn

Sau đây là những điều mà cha mẹ Việt Nam thường mắc sai lầm, góp phần khiến cho chứng biếng ăn của trẻ xảy ra sớm, diễn biến phức tạp, bao gồm:

1. Cha mẹ thiếu tự tin, thiếu chính kiến trong cách nuôi dạy bé

Cha mẹ Châu Á cũng như cha mẹ Việt Nam khi nuôi con thường bị tác động bởi những người xung quanh và tự tạo áp lực cho bản thân. Bố mẹ càng nhiều áp lực, bé càng dễ biếng ăn và sinh bệnh.

Hai báo cáo y khoa thú vị gần đây về trẻ em Châu Á và trẻ em Phương Tây (Anh, Mỹ) cùng có chung một kết luận: biếng ăn thường gặp ở trẻ mới sinh do cha mẹ hay gặp phải áp lực khi nuôi dạy bé (báo cáo của GS.BS.Benjasuwantep năm 2013 và báo cáo của GS.BS. Ramsay năm 2011). Tuy nhiên, Gs. Benjasuwantep nhấn mạnh rằng cha mẹ Châu Á chịu áp lực hơn, áp lực về "so sánh", "văn hóa", "cân nặng",...

vicare.vn-sai-lam-dien-hinh-cua-cha-me-viet-nam-khien-tre-duoi-1-tuoi-bieng-an-body-1

Các bà mẹ Việt Nam thường tự tạo ra một cách chăm sóc con theo ý mình, rồi truyền tai nhau một cách vô tội vạ.

2. Cha mẹ không là một tấm gương tốt cho con

Bất kỳ đứa bé nào từ lúc lọt lòng cho đến tuổi trưởng thành đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách và thói quen của người lớn. Bé có thường xu hướng học hỏi và bắt chước những gì mà người lớn làm. Những thói quen ăn uống không tốt của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bé. Hãy là một tấm gương tốt để bé học hỏi và noi theo. Đừng hành động theo ý mình và giữ thói quen như lúc bé chưa chào đời. Chẳng hạn như nói chuyện nhiều trong lúc ăn uống, vừa ăn vừa xem tivi, đọc báo,...Nếu cha mẹ có những thói quen xấu này thì nên từ bỏ ngay lập tức để chỉ hướng cho bé học những thói quen ăn uống lành mạnh.

3. Bé không được tập ăn trên ghế ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm

Trẻ em Châu Á hay trẻ em Việt Nam thường được mẹ bế đi chơi thì chịu ăn, lớn hơn chút nữa, khi bé có thể nhận biết xung quanh, bé đòi hỏi đi nhiều hơn. Điều này làm cho bé từng bước hình hành vi vừa ăn vừa chơi. Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ vốn đã ham chơi, nên lâu dần hình thành thói quen chơi là chính, không cần ăn. Vì vậy, tập cho ngồi trên ghế ăn ngay từ khi ăn dặm và không dùng bất kì đồ chơi, hay đồ lạ để dụ bé ăn.

Nên để bé tránh xa những thiết bị điện tử khi ăn bởi tivi sẽ khiến trẻ chú ý hơn là việc ăn uống (thời gian đầu sẽ có chút khó khăn, nhưng một khi bé làm quen được với thói quen ăn mà không chơi, bé sẽ chịu ăn và giảm thời gian bữa ăn). Các nghiên cứu cũng cho thấy sau 1 tuổi cha mẹ mới cho bé tập ngồi yên một chỗ khi ăn khó khăn hơn việc hình thành thói quen này cho trẻ ngay từ khi trẻ biết ăn dặm.

vicare.vn-sai-lam-dien-hinh-cua-cha-me-viet-nam-khien-tre-duoi-1-tuoi-bieng-an-body-2

4. Dọa nạt hoặc hứa hẹn để bé ăn

Điều mà mọi bà mẹ mong muốn ở một bé là chúng có thể ăn trọn vẹn bữa ăn mà không gặp phải vấn đề gì. Thế nhưng, hầu như rất ít trẻ tự giác khi ăn uống. Khi trẻ không chịu ăn, ăn chậm và lấy đủ mọi lý do để không ăn, nhiều mẹ sử dụng biện pháp mạnh bằng những từ ngữ hăm dọa hoặc dùng đòn roi để bắt bé ăn. Một số mẹ khác nài nỉ và hứa hẹn sẽ cho bé cái này, cái kia,... để bé ăn. Một khi những điều này xảy ra, bữa cơm gia đình sẽ trở thành “cuộc chiến” giữa mẹ và bé.

Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên tạo ra những hình ảnh sinh động, thu hút đối với các món mà con không thích để bé ăn một cách ngon lành. Việc ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện hơn. Hãy giúp bé dùng bữa ăn một cách nhẹ nhàng với một tâm trạng vui tươi háo hức muốn ăn hơn.

5. Chuẩn bị khẩu phần ăn quá nhiều

Trẻ nhỏ thường rất thích thú và bị gây chú ý bởi những thứ nhỏ nhỏ xinh xinh. Vì thế để một đĩa đầy thức ăn trước mắt sẽ khiến bé cảm thấy lo lắng vì chúng có cảm giác sợ phải ăn hết những thứ đó. Thay vì bày biện quá nhiều, các mẹ nên chia ra bữa ăn thành nhiều phần, bé ăn hết lại lấy thêm. Cách này còn giúp giữ hương vị thức ăn ngon hơn.

Việc bé bị thiếu chất hay phát triển không bình thường không liên quan đến việc chúng không tuân theo chế độ ăn của cha mẹ, mà nó phụ thuộc vào việc bé có được ăn đúng cách hay không. Và đối với trẻ em, quá trình phát triển thể chất liên quan đến chế độ dinh dưỡng của cả một giai đoạn lâu dài chứ không phải là những bữa ăn trong vài ngày. Vì thế, bố mẹ nên cùng bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và chắc chẵn hãy tuân thủ nó, như vậy thì mới đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.

vicare.vn-sai-lam-dien-hinh-cua-cha-me-viet-nam-khien-tre-duoi-1-tuoi-bieng-an-body-3

6. Không chăm chút bữa ăn cho bé, để bé ăn vặt quá nhiều

Nhiều bà mẹ mới sinh lần đầu mà chưa trang bị các kỹ năng chăm sóc bé, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng. Nhiều mẹ khác bị cuốn vào guồng quay công việc cả ở công ty và việc nhà. Chính vì thế mà các mẹ không chăm chút bữa ăn cho con khiến trẻ trở nên ngán ngẩm với những bữa ăn quen thuộc. Ngày nào bé cũng ăn thịt, trứng, sữa,... khiến vị giác của bé trở nên chán ngấy và bé có thể bỏ ăn.

Không có đứa trẻ nào không thích ăn quà vặt, bánh kẹo và thậm chí là uống nước ngọt. Điều này không những gây sâu răng mà còn khiến trẻ ngang bụng không muốn ăn bữa chính. Thực tế các loại đồ ăn thức uống này rất ít giá trị dinh dưỡng, mà lại còn có nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Các mẹ chỉ nên cho bé ăn nhẹ vào các bữa phụ và tránh cho bé ăn trước bữa chính. Nếu tình trạng ăn vặt ở trẻ diễn ra thường xuyên sẽ khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất bé sau này.

Hy vọng sau khi tham khảo những sai lầm mà HoiBenh đưa ra trên đây, các bà mẹ sẽ cải thiện cách chăm sóc bữa ăn cho bé, cũng như chăm chút bữa cơm gia đình tốt hơn. Chúc bạn và bé luôn khỏe!

>>> Xem thêm: 5 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn