Sái chân là gì? Khi bị sái chân cần phải làm gì?

Sái chân là tình trạng mà các đầu xương tạo nên ổ khớp bị sai lệch khỏi vị trí ban đầu khiến bạn bị sưng, đau, thậm chí không di chuyển được. Khi bị sái chân, bạn cần nhờ bác sĩ cố định lại ổ khớp bị sai lệch bằng cách nắn và phục hồi thông qua biện pháp cơ học hoặc phẫu thuật.

Sái chân là gì? Khi bị sái chân cần phải làm gì? Sái chân là gì? Khi bị sái chân cần phải làm gì?

Sái chân do đâu?

Sái chân là gì? Sái chân là tình trạng sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp, từ đó khiến khớp không thể cử động được nữa. Sái chân và tổn thương khác liên quan đến chân như bong gân chân, gãy chân đều có chung các nguyên nhân gây nên, có thể kể đến các nguyên nhân điển hình:

  • Chấn thương do chơi thể thao: chơi thể thao ở nơi không bằng phẳng, dùng giày thể thao sai cỡ, không khởi động trước khi tập, tập sai động tác; sái chân thường gặp ở các vận động viên bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, điền kinh.
  • Đi giày cao gót: nhiều chị em đi giày cao gót thường bị sái chân do chiều cao của chiếc giày hoặc do kiểu dáng của chiếc giày không phù hợp dẫn đến việc khi đi bị chệch gót, bị ngã dẫn đến sái chân.
  • Bị sái chân do tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
vicare.vn-sai-chan-la-gi-khi-bi-sai-chan-can-phai-lam-gi2

Làm sao để biết mình có bị sái chân hay không?

Sái chân thường bị nhầm với bong gân chân vì đều gây đau, sưng, bầm tím, di chuyển khó khăn. Song, những triệu chứng của bong gân thường nhẹ hơn, còn triệu chứng của sái chân nặng hơn:

  • Quanh vị trí chấn thương bị đau, sưng, bầm tím, có khi đau dữ dội.
  • Khu vực bị chân bị sái, bị trật khớp rất khó di chuyển, thậm chí không di chuyển được.
  • Vùng da xung quanh khu vực chân bị sái đột ngột xuất hiện chỏm xương bị nhô lên do trật khớp. Trong một số trường hợp khi dùng ngoại lực để kéo xương trở về ban đầu nhưng xương vẫn trở về vị trí sai.

Bị sái chân, cần làm gì cho nhanh khỏi?

Sái chân cần phải làm gì? Khi bị sái chân, đầu tiên bạn nên ngồi im một chỗ, không nên di chuyển, tuyệt đối không tự ý nắn, di chuyển xương bị trật về đúng vị trí vì việc làm này sẽ khiến bạn bị đau, làm tổn thương khớp, dây chằng và mạch máu. Sau đó, gọi người đến trợ giúp và nhờ ai đó chườm lạnh cho bạn để làm giảm đau và sưng; tuyệt đối không chườm nóng hoặc xoa dầu vì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra làm tình trạng sưng trở nên nặng nề hơn. Và cuối cùng, hãy đến gặp bác sĩ, họ sẽ giúp bạn nắn và phục hồi ổ khớp, với một số trường hợp nặng cần phải phẫu thuật điều chỉnh ổ khớp.

Xem thêm :

  • 5 phòng khám chữa chuyên khoa cơ xương khớp tại Hà Nội
  • Những lời khuyên về chế độ ăn giúp cho xương khỏe mạnh hơn
  • Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị gãy xương