Sa tử cung khi mang thai và mức độ nguy hiểm

Sa tử cung là một bệnh nguy hiểm phát triển tại bộ phận sinh dục của nữ, bệnh sa tử cung là một bệnh điển hình của phụ nữ sau khi sinh đẻ nhiều lần. Tuy nhiên có một số trường hợp sa tử cung khi đang mang thai, việc này khiến nhiều mẹ đau đầu và lo âu. Vậy sa tử cung khi mang thai và mức độ nguy hiểm như thế nào?

Sa tử cung khi mang thai và mức độ nguy hiểm Sa tử cung khi mang thai và mức độ nguy hiểm

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến sa tử cung khi mang thai và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

1. Sa tử cung khi mang thai là gì?

Tử cung của người phụ nữ là một bộ phận bao gồm nhiều mô, cơ và dây chằng, nằm sâu bên trong xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Một số yếu tố có thể sảy ra khi mang thai làm cho các cơ và dây chằng này yếu đi hoặc căng ra. Việc thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết có thể làm cho tử cung rời khỏi vị trí của nó và đi xuống âm đạo dẫn đến sa tử cung khi mang thai.

2. Nguyên nhân gây ra sa tử cung khi mang thai

  • Rặn quá sức do bị táo bón
  • Có một khối u vùng chậu hoặc u xơ
  • Đã từng sinh con có kích cỡ lớn hoặc sinh khó
  • Hội chứng mô liên kết bẩm sinh

Áp lực trong ổ bụng do tăng cân quá mức khi mang thai

  • Chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu
  • Ho khi phải dùng sức do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản nặng
  • Trước có phẫu thuật ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp
  • Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.
vicare.vn-sa-tu-cung-khi-mang-thai-va-muc-do-nguy-hiem-body-1

3. Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Đầu tiên chúng ta cần xác định rõ tử cung là cơ quan nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, nó có chức năng là nơi trú ngụ an toàn cho thai nhi, đồng thời bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài trong suốt thời kỳ thai nghén. Chính vì vậy có thể thấy một khi tử cung có vấn đề thì chắc chắn sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Sa tử cung khi mang thai là bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, về độ nguy hiểm của tình trạng sa tử cung khi mang thai còn phụ thuộc vào mức độ sa tử cung nặng hay nhẹ, và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng mẹ bầu. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì tình trạng sa tử cung khi mang thai rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời thì mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

Sảy thai, thai chết lưu: nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến cho ổ bụng bị viêm nhiễm gây ra ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi và mẹ bầu, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của 2 mẹ con.

Sinh non, mẹ bị băng huyết sau sinh: tình trạng này cũng có nguy cơ cao khiến mẹ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non sớm, mẹ bị băng huyết chảy máu nhiều trong lúc sinh sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu.

Viêm nhiễm lây qua các cơ quan khác: nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời thì các khối viêm rất dễ lây lan sang các bộ phận khác như âm đạo, niệu đạo, bàng quang...

Mất đi khả năng sinh con vĩnh viễn: sa tử cung khi mang thai còn khiến cho các chị em mất đi khả năng sinh con mãi mãi về sau, bởi vì một khi tử cung sa ra ngoài quá nhiều sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử, lở loét thì bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ để bảo vệ sự an toàn cho các chị em.

Sa tử cung khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng khó lường. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp các chị em phụ nữ khi mang thai bị sa tử cung nhẹ nên không gây ra nhiều nguy hiểm lắm, vì vậy các chị em cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.

4. Bị sa tử cung khi mang thai phải làm sao?

vicare.vn-sa-tu-cung-khi-mang-thai-va-muc-do-nguy-hiem-body-2

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng sa tử cung thường là có cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới hay cửa mình, cảm giác có khối phồng và vướng ở âm đạo. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu này thì mẹ nên đi khám liền để có sự hỗ trợ, điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Bên cạnh việc điều trị chuyên môn của bác sĩ thì mẹ bầu cũng cần phải chủ động trong việc chăm sóc bản thân tại nhà để giúp bệnh nhanh khỏi:

  • Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không được bỏ dở giữa chừng dù là bất cứ lý do nào.
  • Thường xuyên luyện tập các bài thể dục mà bác sĩ hướng dẫn, trong và sau khi sinh con xong để chức năng vùng sàn chậu sớm được phục hồi.
  • Không nên vận động mạnh và hãy từ bỏ thói quen ngồi xổm để tránh tạo áp lực xuống vùng bụng dưới.
  • Phối hợp điều trị và tự chăm sóc bản thân thật tốt sẽ giúp mẹ nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu , kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để phần tử cung bị sa ra ngoài không bị viêm nhiễm.
  • Khám thai định kỳ thường xuyên để kiểm tra tổng quát về tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bệnh sa tử cung khi mang thai và mức độ nguy hiểm của mẹ bầu, rất mong sau bài viết này các chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc cũng như điều trị, để suốt thời gian thai kỳ cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Những điều bạn có thể chưa biết về tử cung
  • Tìm hiểu về bệnh sa tử cung ở người già
  • Phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không?