Sa trực tràng ở trẻ em: Phải làm sao để chữa trị?

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em là căn bệnh đem đến nhiều phiền nhiễu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy xử trí lúc trẻ bị sa trực tràng như thế nào? Phải làm sao để chữa trị? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Sa trực tràng ở trẻ em: Phải làm sao để chữa trị? Sa trực tràng ở trẻ em: Phải làm sao để chữa trị?


1. Sa trực tràng ở trẻ em là bệnh gì?

1.1 Sa trực tràng là gì?

Trực tràng là một phần của hệ tiêu hóa, là phần cuối ruột già có tác dụng thu thập phân cũng như thải chất thải qua đường hậu môn ra ngoài cơ thể. Trực tràng có các bộ phận gồm một lớp cơ, niêm mạc và các mô mỡ xung quanh.

Bệnh sa trực tràng (dân gian gọi là lòi dom) ở trẻ em là biểu hiện khi một phần của lớp niêm mạc hoặc thành trực tràng bị tổn thương, ra khỏi vị trí cũng có thể lòi ra ngoài hậu môn.

1.2 Các dạng sa trực tràng thường gặp ở trẻ em

  • Sa trực tràng ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến và rất hay gặp, nhất là ở các bé dưới 3 tuổi, với các dạng thường thấy là:
  • Sa niêm mạc: Các lớp niêm mạc của trực tràng bị tổn thương cũng như bị lồi ra ngoài hậu môn. Lúc đầu có thể chỉ là sa phần niêm mạc ống hậu môn về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng.
  • Sa toàn bộ: Cả 3 lớp của thành trực tràng (lớp cơ, niêm mạc và các mô mỡ) bị lộn ra ngoài lỗ hậu môn, biểu hiện là trực tràng bị lòi ra ngoài hậu môn. Bệnh sẽ ngày càng nặng hơn khi bệnh nhân đi bộ hoặc khi đứng lên.
  • Lồng ruột: Là khi một phần của thành ruột hoặc trực tràng bị trượt sang vị trí khác, tạo thành một đường gấp khúc, gây ra sự ách tắc cũng như cản trở việc di chuyển thức ăn, dẫn đến tắc nghẽn ở ruột. Lồng ruột là trường hợp sa trực tràng rất hay gặp ở trẻ em nhỏ.
vicare.vn-sa-truc-trang-o-tre-em-phai-lam-sao-de-chua-tri-body-1

2. Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sa trực tràng ở trẻ em gồm:

  • Trẻ bị xơ nang: Một căn bệnh có liên quan đến hệ bài tiết ở trẻ, bệnh có tính di truyền, được truyền từ bố mẹ sang con. Xơ nang tác động trực tiếp đến các cơ quan nội tạng của trẻ, và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là hệ tiêu hóa của bé. Do vậy khi bé bị sa trực tràng chưa được chuẩn đoán rõ nguyên nhân thì rất có thể là do trẻ đã bị xơ nang.
  • Phẫu thuật hậu môn: Những trẻ đã trải qua phẫu thuật hậu môn thì cũng rất dễ bị sa trực tràng. Đó là do sẹo sau phẫu thuật hậu môn làm ảnh hưởng đến việc co bóp của trực tràng, nên gây ra tình trạng ruột bị co rúm chèn ép.
  • Trẻ bị táo bón kéo dài: Trẻ bị táo bón lâu ngày, khiến cho lượng phân bị dồn nén, ứ đọng lại ở trong ruột, gây ra tình trạng mất nước, khiến cho việc đi ngoài của trẻ gặp nhiều khó khăn. Mỗi lần đi ngoài trẻ phải dùng sức để rặn việc này gây ra sức ép lên ruột già, khiến trực tràng bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, không bám vào thành bụng, nên bị lòi ra khỏi hậu môn.
  • Trẻ bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ trong một thời gian dài: Trẻ đi ngoài do tiêu chảy nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến trực tràng. Kiết lỵ kéo dài cũng khiến sa trực tràng xuất hiện ở trẻ em.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bị dị tật hoặc bị suy dinh dưỡng về thể chất cũng có nguy cơ bị sa trực tràng.
vicare.vn-sa-truc-trang-o-tre-em-phai-lam-sao-de-chua-tri-body-2
Trẻ bị táo bón kéo dài cũng có thể khiến sa trực tràng

3. Chữa trị bệnh sa trực tràng ở trẻ em

3.1 Cách xử trí sa trực tràng ở trẻ em tại nhà

Cha mẹ có thể theo dõi trẻ tại nhà và trợ giúp bé đẩy khối sa trực tràng lên:

  • Cho bé nằm ngửa, mông kê cao, dạng 2 chân.
  • Một người phụ nắm vào 2 khoeo chân bé, giơ lên cao và giữ dạng ra hai bên.
  • Một người đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm vệ sinh sạch khối sa, các ngón bàn tay phải nắm gọn khối sa, ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối sa trực tràng, từ từ nhẹ nhàng đẩy khối sa lên trên (tay của người đẩy phải được vệ sinh sạch, móng tay phải cắt ngắn).
  • Trong khi đẩy, người phụ giữ chân trẻ từ từ hạ thấp dần chân xuống và khép dần hai chân của bé lại. Khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc 2 chân cháu bé duỗi thẳng, hai nếp mông khép khít lại. Giữ nguyên tư thế ấy một lúc, dỗ dành để bé không la hét vì đôi khi chỉ cần trẻ quấy khóc cũng làm khối sa tụt ra trở lại.

Những điều cần lưu ý khi xử lý sa trực tràng tại nhà

  • Không nên cho trẻ ngồi bô hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện, vì trong tư thế này hậu môn nở rộng và trực tràng ở tư thế thẳng đứng, tăng áp lực nên tầng sinh môn nên dễ bị sa ra ngoài. Nên bế trẻ ở tư thế lưng dựa vào lòng mẹ, hai tay mẹ nắm giữ đùi trẻ khép lại, như tư thế “xi” bé đi vệ sinh lúc nhỏ.
  • Nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được, thì cần dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
  • Trẻ nhỏ bị sa trực tràng cần được tái khám và theo dõi lâu dài dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, để có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

3.2 Cách chữa bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Hầu hết trẻ nhỏ bj sa trực tràng đều được điều trị bằng phương pháp nội khoa vì một số lý do:

  • Thứ nhất: Tùy thuộc vào trình trạng bệnh của trẻ, nếu trẻ bị ở mức nhẹ có thể chữa bằng một số loại thuốc.
  • Thứ hai: Phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi trẻ đã trên 3 tuổi và có kích thước khối sa tăng dần (trên 3cm).

Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng bệnh như:

  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc chống tiêu chảy
  • Thuốc kháng sinh

Trong quá trình điều trị cho bé, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, thường xuyên massage để giúp trẻ giảm đau đớn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp với lứa tuổi và chứng bệnh đang mắc.

Khi nào cần phẫu thuật?

Đa số trường hợp sa trực tràng ở trẻ nhỏ có thể điều trị nội khoa bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể giúp thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Chỉ can thiệp phẫu thuật nếu trực tràng của trẻ vẫn bị sa sau 3 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm.

Bên cạnh việc điều trị nội khoa trẻ cũng cần được điều trị tích cực các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng như: táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.

vicare.vn-sa-truc-trang-o-tre-em-phai-lam-sao-de-chua-tri-body-3
Chỉ phẫu thuật nếu trực tràng của trẻ vẫn bị sa sau 3 tuổi

4. Phòng tránh bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Sa trực tràng tuy là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng nếu cha mẹ để lâu không chữa trị thì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, để phòng tránh sa trực tràng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như cân bằng giữa các chất dinh dưỡng để hạn chế tình trạng táo bón, cũng như suy dinh dưỡng.
  • Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất cũng như có hướng điều trị tốt nhất.
  • Tìm hiểu việc bổ sung thêm men tiêu hóa, các chất lợi khuẩn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Tăng cường lợi khuẩn đường ruột đúng cách thì căn bệnh sa trực tràng ở trẻ em sẽ không có cơ hội phát triển.

Sa trực tràng ở trẻ em trong thời gian dài mà không được chữa trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đó là lý do cha mẹ cần nắm được những thông tin cơ bản nhất được liệt kê trên đây để có thể ứng phó với chứng sa trực tràng nếu không may con mình mắc phải.

Xem thêm:

  • Mắc bệnh ung thư trực tràng có chữa được không?
  • Sàng lọc định kỳ - "Chìa khóa vàng" ngăn ngừa ung thư trực tràng
  • 5 dấu hiệu nhận biết sớm nhất của ung thư trực tràng