Rút chỉ mổ đẻ có đau không?
Đối với các mẹ phải mổ đẻ thì chắc chắn phải trải qua giai đoạn khâu vết mổ sau sinh. Sau một thời gian, hoặc là các mẹ sẽ phải đi rút chỉ, hoặc là chỉ sẽ tự tiêu. Rút chỉ mổ đẻ có đau không? là câu hỏi trong vô vàn các câu hỏi sau sinh nở mà hàng ngàn mẹ bầu lo lắng. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.
Rút chỉ mổ đẻ có đau không?
Đối với các mẹ phải mổ đẻ thì chắc chắn phải trải qua giai đoạn khâu vết mổ sau sinh. Sau một thời gian, hoặc là các mẹ sẽ phải đi rút chỉ, hoặc là chỉ sẽ tự tiêu. Rút chỉ mổ đẻ có đau không? là câu hỏi trong vô vàn các câu hỏi sau sinh nở mà hàng ngàn mẹ bầu lo lắng. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Các loại chỉ dùng trong phẫu thuật
Trước khi biết rút chỉ mổ đẻ có đau không? thì các mẹ bầu nên chú ý đến loại chỉ dùng trong phẫu thuật. Biết được điều này, mẹ bầu sẽ bớt lo lắng hơn và có phương pháp chăm sóc vết mổ tốt hơn, làm vết mổ mau lành hơn.
1. Các loại chỉ tự tiêu
Chỉ tự tiêu là thuật ngữ chỉ về những loại chỉ có cấu tạo có khả năng tự tiêu hủy trong một thời gian ngắn sau khi được sử dụng. Về thời gian tự tiêu của chỉ thì nó phụ thuộc vào loại vật liệu để chế tạo sợi chỉ và môi trường nơi đặt mối khâu.
Chỉ Catgut
Nghĩa gốc của từ Catgut (hay còn gọi là Kittegut) được xuất phát từ tên gọi của một loại nhạc cụ (đàn Kitte) có dây đàn được làm từ ruột mèo.
Hiện nay, chỉ Catgut được làm chủ yếu từ ruột của những gia súc có sừng như trâu, bò hoặc là cừu. Thời gian tự tiêu của chỉ Catgut rơi vào khoảng 10 ngày. Đặc biệt, với chỉ Catgut Chromic (thành phẩn cấu tạo có thêm muối Chromium) thì thời gian tự tiêu thường khoảng 20 ngày. Ưu điểm khi sử dụng chỉ Catgut trong phẫu thuật hoặc khâu vết thương là bệnh nhân không cần phải đi cắt chỉ vết mổ và ít gây nên sẹo mối khâu.
Chỉ Polyglycolic Acid (chỉ Dexon)
Hay còn được biết đến là loại chỉ bện tự tiêu tổng hợp.
Thời gian tự tiêu của chỉ Dexon rơi vào khoảng từ 60 - 90 ngày (tức 2 – 3 tháng). Chỉ Dexon thường được sử dụng để khâu các phần cứng của cơ thể như cơ, gân, da dưới biểu bì... Chỉ Dexon đặc biệt ở chỗ không chứa collagen, không có kháng nguyên và không có nhiệt tố nên so với chỉ Catgut thì chỉ Dexon dai hơn và ít gây phản ứng phụ hơn.
Chỉ Polyglyconate (chỉ Maxon)
Đây là loại chỉ tự tiêu đơn sợi.
Chỉ Maxon có độ an toàn đối với vết khâu khá cao và độ dai của mối buộc thuộc vào hàng tốt nhất so với các loại chỉ tự tiêu tổng hợp khác. Chỉ Maxon thường được dùng để khâu các phần mềm trong cơ thể như thực quản, ruột, khí quản...
Chỉ Polyglactic Acid (chỉ Vicryl)
Đây là loại chỉ bện tổng hợp.
Giống như chỉ Dexon, chỉ Vicryl cũng có cấu tạo tương đối giống với thời gian tự tiêu sau mổ rơi vào khoảng 60 ngày. Khác biệt ở chỗ chỉ Vicryl kém dai hơn.
Chỉ Polydioxanone
Đây là loại chỉ đơn sợi tự tiêu tổng hợp.
Đặc điểm của chỉ Polydioxanone là nó có độ dai rất ca và có thời gian tự tiêu cực lâu, hơn nữa nó lại ít gây nên phản ứng phụ. Tuy nhiên, điều khá khó chịu là nó lại hơi cứng và khó điều khiển.
Qua đây, nếu mẹ bầu mổ đẻ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không phải lo rút chỉ mổ đẻ có đau không vì nó tự tiêu mất. Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với các loại chỉ không tiêu.
2. Các loại chỉ không tiêu
Chỉ tơ (Silk)
Đây là loại chỉ protein được lấy từ con tằm.
Thông thường, chỉ tơ được nhuộm và xử lý bằng Polybutilate, sau đó được bện lại để thành chỉ khâu. Chỉ tơ có độ dai cao, dễ điều khiển và tạo nút buộc rất tốt. Chỉ tơ có khả năng thoái hóa (tự tiêu) ở các mức độ khác nhau nhưng thường vẫn phải đi rút, cắt.
Chỉ Polyester
Đây là loại chỉ bện tổng hợp.
Chỉ Polyester có độ dai rất cao nhưng khi xiết chỉ lại dễ làm tổn thương các tổ chức của cơ thể.
Chỉ Nylon
Đây là loại chỉ tổng hợp đơn sợi hoặc bện.
Chỉ Nylon có độ dai tương đối cao và đặc điểm là rất trơn. Mặc dù được nằm trong dạng chỉ không tiêu nhưng trên thực tế nó có thể tự tiêu với thời gian tự tiêu vào khoảng 2 năm sau mổ. Vì đặc tính trơn nên chỉ dễ dàng đi xuyên qua các tổ chức của cơ thể mà ít gây phản ứng phụ, tuy nhiên khi buộc chỉ phải thắt nhiều nút để đảm bảo an toàn cho mối buộc.
Chỉ Polypropylene
Đây là loại chỉ tổng hợp đơn sợi.
Giống như chỉ Nylon - nó khá trơn, tuy nhiên nó đúng chất là chỉ không tiêu nên phải đi cắt. Chỉ này được sử dụng trong khâu nối mạch máu, khâu vắt trong da...
Chỉ thép không gỉ
Gọi là chỉ thép nhưng không phải là làm từ thép mà được làm từ hợp kim sắt nghèo carbon và có thể là sợi đơn hoặc bện.
Đây là loại chỉ chắc nhất, ít gây phản ứng phụ nhất và chuyên được dùng để khâu các dây chằng, xương... Tuy nhiên, chỉ thép có nhược điểm là khó điều khiển, dễ bị xoắn và hay cắt đứt các tổ chức của cơ thể khi xiết chỉ (và một số nhược điểm khác)...
Review của các mẹ sau khi rút chỉ mổ đẻ
Với những mẹ mổ đẻ được khâu bằng chỉ không tiêu thì sẽ phải đi cắt, rút chỉ. Việc rút chỉ mổ đẻ có đau không thì bạn có thể tham khảo qua trường hợp sau:
Hỏi
Em đẻ mổ và dùng loại chỉ khâu không tiêu có màu đen và rất cứng. Bác sĩ hẹn sau 10 ngày thì đến rút chỉ. Em chưa có kinh nghiệm nào trong việc này, các mẹ trong diễn đàn ai có kinh nghiệm rút, cắt chỉ có thể tư vấn cho em được không? Em sợ đau lắm với cả nghe rút chỉ thấy ghê ghê.
(Thảo Nguyên)
Đáp
- Bác sĩ bảo 10 ngày rút chỉ là đúng rồi. Em yên tâm, gọi là rút không phải là rút phịch 1 cái là ra đâu. Họ sẽ cắt từng đoạn từng đoạn theo mối khâu rồi mới kéo ra, loáng cái là xong không đau đâu. (Hồng Hạnh)
- Em yên tâm, không đau đâu, làm vù cái là xong. Hồi đấy chị cũng lo sốt vó. (Trần Phương) (*)
Qua bài viết này, hẳn bạn sẽ không còn phải lo lắng rút chỉ mổ đẻ có đau không nữa rồi. Việc rút chỉ không hề đau đâu nên bạn không cần phải lo lắng nữa. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu những phương pháp chăm sóc vết mổ sau sinh sao cho mau lành để đảm bảo sức khỏe an toàn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
(*) Theo nguồn: Webtretho