Ruột thừa ở bên nào - cách xử lý khi đau ruột thừa

Đau ruột thừa ở bên nào? Ruột thừa là một đoạn ruột dư, một đầu thông với ruột già, đầu kia bị bịt kín và nằm ở phía bên phải của bụng. Khi thức ăn hay sỏi thận hoặc do nguyên nhân nào đó mà ruột thừa bị tắc nghẽn, làm viêm và gây đau.

Ruột thừa ở bên nào - cách xử lý khi đau ruột thừa Ruột thừa ở bên nào - cách xử lý khi đau ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột dư, một đầu thông với ruột già, đầu kia bị bịt kín và nằm ở phía bên phải của bụng. Khi thức ăn hay sỏi thận hoặc do nguyên nhân nào đó mà ruột thừa bị tắc nghẽn, làm viêm và gây đau.

Đau ruột thừa ở bên nào và có triệu chứng gì?

Đau ruột thừa nếu điều trị chậm trễ sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên của đau ruột thừa là đau bụng. Theo các bác sĩ thì cơn đau bụng ban đầu xuất hiện ở xung quanh rốn, sau đó lan sang vùng bụng dưới bên phải.

Khi ruột thừa viêm ở mức độ nhẹ thì cơ bụng còn mềm, chưa bị sốt, vùng bụng dưới bên phải bị đau khi ấn vào. Ở mức độ nặng hơn thì sờ vào thấy cơ bụng căng cứng và sốt cao, bụng đau dữ dội, đây là hiện tượng chứng tỏ ruột thừa bị viêm đã có mủ, hoại tử hoặc thủng, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nặng hơn khi di chuyển, ho, hắt hơi và thở sâu. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác dễ nhận biết bao gồm: buồn nôn, táo bón, chán ăn, tiêu chảy...

Tuy nhiên, triệu chứng đau ruột thừa thường không đầy đủ hoặc bị gián đoạn và thường diễn ra trong khoảng 1 - 2 ngày. Sau đó bệnh phát nặng hơn bởi bệnh nhân bị đau ở 1/3 phần bụng dưới bên phải. Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ, siêu âm để sớm phát hiện và chẩn đoán đúng bệnh để có các phương pháp xử lý phù hợp.

vicare.vn-ruot-thua-o-ben-nao-cach-xu-ly-khi-dau-ruot-thua-body-1
Ruột thừa bị viêm

Xử lý như thế nào khi bị đau ruột thừa

Sau khi cảm thấy có những triệu chứng viêm ruột thừa thì cần phải nhập viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn điều trị hợp lý. Bởi vì viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa cần phẫu thuật điều trị càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì phương pháp phẫu thuật nội soi được nhiều người ưa chuộng do mang tính thẩm mỹ cao và có thể phục hồi nhanh hơn so với việc phẫu thuật mổ thông thường. Sau khi mổ xong, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, bù nước và nâng đỡ cơ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm ruột thừa nặng thì tùy vào những biến chứng đã có mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ mở, đường mổ và việc xử lý cũng khác nhau.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng càng sớm càng tốt để máu được lưu thông tốt hơn, kích thích nhu động ruột hoạt động trở lại để tránh tắc hoặc dính ruột. Nếu không có tai biến gì khác thì bệnh nhân có thể hoạt động bình thường sau 4 tuần.

Người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều trái cây, rau củ, chỉ nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, lành tính như sữa, sữa chua, súp, cháo... Các loại vitamin tốt cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, E,.. Ngoài ra, nên ít ăn các loại chất béo sẽ có tác dụng làm giảm viêm nhiễm cho vết mổ.

Sau khi mổ, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra: chóng mặt, nôn không thể kiểm soát, đau bụng dữ dội, có máu trong nước tiểu hoặc dịch nôn, vết mổ bị đau, có mủ, sốt...

Xem thêm:

  • Đau ruột thừa trong bao lâu, biểu hiện và các giai đoạn thường gặp?
  • Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa là sao?