Ruột thừa là gì? Ruột thừa có thực sự “vô dụng”?

Đa số chúng ta đều cho rằng ruột thừa là bộ phận không đem lại lợi ích gì cho cơ thể. Thậm chí ruột thừa khi bị viêm còn mang lại phiền toái cho sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Vậy thực chất ruột thừa là gì? bộ phận này có chức năng gì không? HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

Ruột thừa là gì? Ruột thừa có thực sự “vô dụng”? Ruột thừa là gì? Ruột thừa có thực sự “vô dụng”?

Đa số chúng ta đều cho rằng ruột thừa là bộ phận không đem lại lợi ích gì cho cơ thể. Thậm chí ruột thừa khi bị viêm còn mang lại phiền toái cho sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Vậy thực chất ruột thừa là gì? bộ phận này có chức năng gì không? HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

Ruột thừa là gì?

Từ hàng trăm năm trước, khoa học và y học Thế giới đã có những nghiên cứu về bộ phận ruột thừa của cơ thể con người. Cho tới tận đầu thế kỷ 21, nhiều người vẫn khẳng định rằng ruột thừa là bộ phận thực sự “thừa thãi” và không mang lại lợi ích gì cho cơ thể.

Vị trí của ruột thừa trong khoang bụng là ở gần đường giao nhau giữa ruột non với ruột già. Bộ phận này có hình giống như con giun với cấu trúc dạng ống dài khoảng 3 - 13cm, tùy từng cơ thể. Hiện nay vẫn có nhiều phẫu thuật loại bỏ ruột thừa mặc dù nó không bị viêm hay gặp bất cứ vấn đề nào vì cho rằng bộ phận này không có tác dụng gì và tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe.

vicare.vn-ruot-thua-la-gi-ruot-thua-co-thuc-su-vo-dung-body-1

Chức năng của ruột thừa là gì?

Mới đây, trên Tạp chí The Sun - tờ tạp chí uy tín hàng đầu nước Anh đã công bố kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học về tác dụng của ruột thừa đối với hệ tiêu hóa. Theo đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự lợi hại của bộ phận này và khẳng định ruột thừa thực sự giúp cho hệ tiêu hóa và miễn dịch hoạt động tốt hơn rất nhiều.

Vậy cụ thể vai trò của ruột thừa là gì? Trong điều kiện ruột thừa khỏe mạnh, không mắc bất cứ vấn đề bệnh lý nào, nó sẽ có các chức năng sau đây:

  • Ruột thừa hình thành từ giai đoạn thai nhi và có chức năng giữ các tế bào nội tiết, kích thích hormone ban đầu để thiết lập sự kiểm soát homeostatic, từ đó giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể thai nhi diễn ra bình thường.
  • Ở cơ thể trẻ nhỏ hay người trưởng thành, ruột thừa được ví như một “kho” lớn chứa tế bào miễn dịch lympho, đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất ra loại tế bào này.
  • Tại ruột thừa, cơ thể có khả năng tạo ra kháng thể từ việc phơi nhiễm các tế bào máu trắng, mầm bệnh và các chất ngoại lai khác.
  • Ruột thừa có chức năng tạo ra các phân tử quan trọng để điều khiển và vận chuyển tế bào bạch cầu đến những vị trí cần thiết trong cơ thể. Như vậy, có thể khẳng định rằng ruột thừa khỏe mạnh sẽ tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Khi cơ thể trưởng thành, ruột thừa sẽ tách biệt hoạt động thành một hệ thống miễn dịch độc lập. Nó đáp ứng và lọc các chất cơ thể không mong muốn có trong thức ăn hàng ngày.
vicare.vn-ruot-thua-la-gi-ruot-thua-co-thuc-su-vo-dung-body-2

Như vậy, nếu không gặp bất cứ vấn đề gì về viêm nhiễm, ruột thừa sẽ góp phần làm tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Bộ phận này có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người nhưng cũng rất dễ bị tổn thương, viêm niêm mạc, hoại tử và gây nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn hãy duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, hợp lý đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý không mong muốn.

Xem thêm:

  • Viêm ruột thừa đau bên nào? Nhận biết sớm viêm ruột thừa từ vị trí đau bụng
  • Sau mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu?
  • Chi phí mổ ruột thừa hết bao nhiêu?
  • Ruột thừa ở bên nào - cách xử lý khi đau ruột thừa