Ruột thừa đau bên nào - Hướng dẫn “bắt bệnh” đau ruột thừa đúng vị trí

Đau ruột thừa là dấu hiệu cảnh báo sớm của 1 bệnh cần được điều trị. Do đó, xác định được ruột thừa đau bên nào có thể giúp người bệnh được chẩn đoán bệnh chính xác. Đồng thời, giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân và chữa trị kịp thời, tránh biến chứng phức tạp.

Ruột thừa đau bên nào - Hướng dẫn “bắt bệnh” đau ruột thừa đúng vị trí Ruột thừa đau bên nào - Hướng dẫn “bắt bệnh” đau ruột thừa đúng vị trí

Ruột thừa đau bên nào?

Ruột thừa là 1 thành phần bên trong cơ thể nằm phía bên tay phải của bụng, có hình con giun, dài từ 3-13cm. Ruột thừa do phần đầu của manh tràng bị thoái hóa. Khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ gây đau, viêm và khó chịu cho người bệnh. Đó là đau ruột thừa.

Đau ruột thừa là dấu hiệu đầu tiên khi ruột thừa bị viêm. Cơn đau bắt đầu từ quanh rốn sau đó lan dần xuống bụng dưới bên phải. Cũng có trường hợp đau ở vùng rốn hoặc dưới lưng.

Ban đầu, cơn đau âm ỉ, sau đó đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, khi đau bụng, người bệnh cần theo dõi diễn tiến bệnh cùng các triệu chứng khác để bác sĩ kịp thời chữa trị.

Dấu hiệu, triệu chứng đau ruột thừa

Đau ruột thừa có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đau bụng dữ dội: Như đã nói, đau ruột thừa là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm ruột thừa. Cơn đau chủ yếu thường ở vùng dưới bên phải, có trường hợp đau gần rốn hoặc dưới lưng. Khi hắt hơi hoặc có những cử động ở chân, ở bụng sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn.
  • Buồn nôn và nôn: 90% người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn đột ngột thường đến sau cơn đau bụng dữ dội.
  • Táo bón hoặc ỉa chảy: Có người bị táo bón, cũng có người bị tiêu chảy liên tục. Đồng thời, có kèm theo trướng bụng.
  • Trướng bụng: Người bệnh bị trướng bụng do đáp ứng viêm ở các mô và sự tích tụ khí trong lòng ruột.
  • Sốt: Người bệnh sốt không quá cao nhưng kèm theo run lẩy bẩy.
  • Chán ăn: Khi bị đau ruột thừa khả năng bị viêm ruột thừa rất cao nên ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Khi đó, ruột thừa ức chế quá trình tạo ra hormon gây đói nên người bệnh không có cảm giác đói và thèm ăn.
  • - Đau dội ngược: Khi ấn tay vào vùng bụng dưới bên phải, bệnh nhân thấy đau nhói và đau dữ dội hơn nếu bỏ tay ra.

Các triệu chứng của hiện tượng đau ruột thừa rất dễ nhận biết nhưng nếu người bệnh chủ quan, không nhận diện bệnh sớm để điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột thừa, nhiễm trùng huyết, tắc ruột và có thể tử vong.

Do đó, khi có các triệu chứng, dấu hiệu kể trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

vicare.vn-ruot-thua-dau-ben-nao-huong-dan-bat-benh-dau-ruot-thua-dung-vi-tri-body-1

Điều trị đau ruột thừa bằng cách nào?

Đau ruột thừa là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm ruột thừa, khi đó, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như:

  • Phẫu thuật mở: Bác sĩ cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm thông qua 1 vết rạch ở bụng dài 5-10cm.
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ cho các thiết bị phẫu thuật vào bụng để loại bỏ ruột thừa thông qua vài vết rạch rất nhỏ.

Phẫu thuật nội soi giúp bệnh nhân phục hồi nhanh và nhanh lành sẹo nhưng không phải ai cũng áp dụng được. Nếu người bệnh bị vỡ ruột thừa, nhiễm trùng đã lan rộng hoặc áp xe thì nên mổ mở, bác sĩ sẽ phẫu thuật làm sạch ổ bụng.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần uống thuốc chống viêm, phù nề, giảm đau, kháng sinh,... để hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh đau ruột thừa

Khi có dấu hiệu ruột thừa đau bên nào nghĩa là bạn đã bị viêm ruột thừa. Vì vậy, cần phòng tránh đau ruột thừa bằng cách như:

  • Ăn nhiều rau: Rau giúp tăng dịch nhầy, hạn chế sự tích tụ phân ở ruột già. Tỏi cũng chứa thành phần kháng viêm tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn nên ăn.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước để làm sạch đường ruột, tăng cường lưu thông đường ruột.
  • Ăn nhiều thực phẩm: Đậu xanh, dưa leo, củ cải,... nhằm làm sạch ống tiêu hóa.

Hy vọng, với thông tin đau ruột thừa bên nào cùng những biến chứng người bệnh sẽ sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Đau ruột thừa bên trái hay phải?
  • Triệu chứng đau ruột thừa ở người lớn