Rốn trẻ sơ sinh có mùi mẹ nên làm gì?

Sau khi ra đời khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày, rốn của trẻ sơ sinh thường rụng và dần hoàn thiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, rốn trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, có dịch vàng và đặc biệt là có mùi hôi vô cùng khó chịu. Vậy khi rốn trẻ sơ sinh có mùi, các mẹ nên làm gì để vệ sinh cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ?

Rốn trẻ sơ sinh có mùi mẹ nên làm gì? Rốn trẻ sơ sinh có mùi mẹ nên làm gì?

Sau khi ra đời khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày, rốn của trẻ sơ sinh thường rụng và dần hoàn thiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, rốn trẻ có dấu hiệu sưng đỏ, có dịch vàng và đặc biệt là có mùi hôi vô cùng khó chịu. Vậy khi rốn trẻ sơ sinh có mùi, các mẹ nên làm gì để vệ sinh cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ?

Tại sao rốn trẻ sơ sinh lại có mùi?

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh hàng ngày, các mẹ nên chú ý đến cơ thể trẻ, đặc biệt là quan sát phần rốn để chắc chắn trẻ đang trong tình trạng ổn định. Nếu nhận thấy rốn trẻ khô, sạch, không chảy dịch hay không có mùi, đây là điều bình thường nên mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu rốn trẻ chưa rụng mà có mùi hôi, dịch ra nhiều, rất có thể trẻ đang rơi vào một số tình huống sau đây:

Rốn có mùi bởi nhiễm khuẩn

Dấu hiệu của rốn bị nhiễm khuẩn gồm ẩm ướt, chậm rụng, có mùi hôi kéo dài, sưng và mưng mủ. Ở mức độ nặng, trẻ còn bị sưng tấy toàn thân, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.

Rốn bị hoại tử cũng gây mùi

Rốn bị hoại tử có thể xuất hiện trước hoặc sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn rốn. Biểu hiện đi kèm là rốn sưng đỏ rồi chuyển sang tím bầm và chảy nước mủ và thậm chí là cả máu. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu này, các mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, dễ gây tử vong.

vicare.vn-ron-tre-so-sinh-co-mui-me-nen-lam-gi-body-1

Viêm rốn

Nếu bạn nhận thấy mùi hôi vùng rốn của trẻ kèm các dấu hiệu đi kèm gồm phù nề, có mủ vàng, lâu rụng. Cùng với đó, trẻ thường xuyên quấy khóc, hơi sốt nhẹ... Đây là lời cảnh báo cho biết trẻ đã bị viêm rốn.

Viêm mạch máu rốn cũng khiến rốn trẻ sơ sinh có mùi

Thêm một nguyên nhân nữa khiến rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi chính là do viêm mạch máu rốn. Thực tế, phần mạch máu rốn được chia thành động mạch và tĩnh mạch, có nhiệm vụ chuyển chất dinh dưỡng cho thai nhi khi trẻ còn trong bụng mẹ. Khi trẻ ra đời, mạch máu rốn cũng cần có thời gian để xơ hóa và tiêu dần. Trong trường hợp các mẹ không vệ sinh rốn cho trẻ sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu và gây nguy hiểm cho trẻ.

Các mẹ nên làm gì khi rốn trẻ sơ sinh có mùi?

Nếu nhận thấy rốn trẻ có mùi hôi nhưng chỉ xuất hiện dịch với lượng ít và có mủ, các mẹ nên thay băng rốn thường xuyên, nặn mủ và rửa sạch bằng oxy già.

Trong trường hợp các dấu hiệu nói trên không thuyên giảm, thậm chí dịch nhiều hơn và chân rốn sưng tấy. Kèm theo đó, trẻ thường xuyên bị sốt và quấy khóc, lúc này các mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

vicare.vn-ron-tre-so-sinh-co-mui-me-nen-lam-gi-body-2

Hướng dẫn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Để hạn chế được tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi và ngăn ngừa hiện tượng nhiễm khuẩn xuất hiện có thể gây nguy hiểm cho bé, các mẹ nên vệ sinh rốn cho bé hàng ngày cụ thể như sau:

  • Sử dụng oxy già để làm sạch cuống rốn ngay sau khi tắm.
  • Trẻ cần được tắm bằng nước đun sôi để nguội.
  • Các mẹ không nên băng rốn bởi việc để thoáng sẽ khiến rốn bé mau khô hơn.
  • Quần áo của trẻ sơ sinh cần được giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô dưới nắng.

Khi thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy theo dõi một số biểu hiện đi kèm để có thể “bắt bệnh” chính xác hơn cả. Trong trường hợp rốn trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Những chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn
  • Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ đã biết?
  • Nang rốn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?