Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì?

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh tuy không quá phức tạp nhưng cũng rất quan trọng. Thông thường được vệ sinh tốt thì rốn tự rụng trong khoảng nửa tháng đầu sau sinh, sau đó thì không cần bất cứ can thiệp nào. Tuy nhiên, rốn trẻ sơ sinh có thể chảy máu nhẹ hoặc cũng có thể chảy máu nhiều và kéo dài khiến mẹ bối rối. Vậy khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì? Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì?

Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu?

Dây rốn có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang bào thai. Và khi sinh em bé, dây rốn bị cắt và kẹp lại, chỉ để lại cuống và kẹp một ít dây nhỏ ở bụng.

Rốn vừa được cắt có thể chảy máu nhẹ, hoặc chảy máu có thể xuất hiện trở lại trong vài ngày khi rốn bắt đầu có hiện tượng rụng. Hay đơn giản cuống rốn có thể bị vướng vào tã hay băng rốn xộc xệch làm rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu nhẹ.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì?

vicare.vn-ron-tre-so-sinh-bi-chay-mau-thi-bo-me-nen-lam-gi-body-1

Nhiều mẹ cảm thấy khá bối rối khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, đặc biệt những mẹ sinh con lần đầu. Dưới đây là một vài lời khuyên khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu bố mẹ nên làm gì?

Mẹ hãy vệ sinh rốn cho bé hàng ngày đảm bảo rốn trẻ sơ sinh sạch sẽ, khô thoáng cho tới ngày tự rụng. Dây rốn không có dây thần kinh nên trẻ sẽ không có cảm giác khó chịu hay đau đớn khi vệ sinh vùng này. Vì lý do nào đó mà rốn trẻ sơ sinh chảy máu, thông thường rốn chảy máu ít và cầm ngay sau đó thì mẹ nên bình tĩnh và vệ sinh rốn cho trẻ như bình thường, kèm theo một vài lưu ý:

  • Tránh để nước tiểu hoặc phân dính vào rốn, nếu dính bẩn cần vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó
  • Vệ sinh rốn hàng ngày là cần thiết nhưng không nên vệ sinh nhiều lần, mỗi ngày vệ sinh rốn cho trẻ 1-2 lần là hợp lý, thường vệ sinh và thay băng cho trẻ ngay sau khi tắm xong. Vệ sinh nhiều lần có thể kéo dài thời gian rụng của cuống rốn.
  • Đảm bảo rốn luôn được khô ráo, có thể dùng miếng băng rốn mỏng, thoáng để cố định cuống rốn tránh xê dịch, hạn chế tình trạng chảy máu.
  • Rốn trẻ sơ sinh nên để rụng tự nhiên, không cố kéo hoặc giật rất dễ chảy máu.

Trường hợp rốn trẻ sơ sinh chảy máu bất thường

Sau sinh vài ngày bạn quan sát sẽ thấy cuống rốn bắt đầu khô, teo lại và thường sau 7-14 ngày là tự rụng. Trường hợp chảy máu ít mẹ vệ sinh và quan sát rốn vẫn khô và rụng như bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng với biểu hiện chảy máu nhiều và kéo dài với dấu hiệu như:

  • Hiện tượng chảy máu ở cuống rốn kèm theo vùng da quanh rốn tấy đỏ, mẹ quan sát có thể thấy mủ hay nước đục chảy ra, có thể kèm theo mùi hôi đây chính là báo hiệu rốn trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng
  • Trẻ quấy khóc là biểu hiện vết nhiễm trùng khiến trẻ đau đớn, nhất là khi vệ sinh vùng cuống rốn

Rất hiếm trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm trùng dây rốn, có thể do rốn không được vệ sinh sạch sẽ hoặc mẹ vệ sinh sai cách, cuống rốn bị băng kín khi rốn bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mẹ nên cho trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định mức độ nhiễm khuẩn và điều trị kịp thời. Bất cứ vị trí nào trên cơ thể trẻ có nguy cơ nhiễm trùng đều gây ra những tác động tiêu cực tới máu và ảnh hưởng đến bộ phận khác nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Với những lưu ý nhỏ trên đây chắc hẳn bạn đã biết rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì bố mẹ nên làm gì? Thực ra vấn đề vệ sinh rốn cho trẻ rất đơn giản, mẹ chỉ cần lưu ý các dụng cụ băng gac đểu phải phải vô trùng, rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn cho trẻ., đảm bảo cuống rốn luôn khô thoáng và sạch sẽ.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?
  • Có nên khám tổng quát cho trẻ định kỳ không ?
  • Có nên cho trẻ em ăn thạch hay không?