Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng cuống rốn?
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Để biết thời điểm trẻ rụng rốn, cách chăm sóc trẻ sau khi rụng rốn tốt nhất hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng cuống rốn?
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Để biết thời điểm trẻ rụng rốn, cách chăm sóc trẻ sau khi rụng rốn tốt nhất hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vai trò của dây rốn với thai nhi
Khi quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng diễn ra tạo thành hợp tử, hợp tử phân chia thành 2 phần. Một phần phát triển thành thai nhi trong tử cung, phần còn lại trở thành bánh rau. Khi thai nhi lớn dần, dây rốn sẽ là sự liên kết của hai phần này.
Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, dây rốn sẽ hình thành. Một đầu kết nối với bụng của thai nhi, một đầu kết nối với bánh rau.
- Vai trò của dây rốn là giúp hình thành bánh rau và gắn kết với thành tử cung. Dây rốn là con đường vận chuyển dinh dưỡng, oxy từ mẹ sang thai nhi, các chất thải và máu thiếu oxy từ thai nhi qua mẹ. Đây là sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và thai nhi.
- Dây rốn đảm bảo máu của thai nhi không bị pha trộn, giúp thai nhi sống sót và trưởng thành trong bụng mẹ.
- Dây rốn tạo ra Hormone HCG để các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
Sau khi bé chào đời, dây rốn sẽ được cắt đi và phần còn lại là cuống rốn. Sau một thời gian nhất định cuống rốn sẽ rụng.
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?
Trên diễn đàn Webtretho cũng có rất nhiều mẹ lo lắng hỏi rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng.
Mẹ Tngo có hỏi: “Các mẹ cho em hỏi, sao bé nhà em lâu quá rồi mà vẫn chưa rụng cuống rốn nữa. Hôm nay đã được 20 ngày tuổi rồi - mả vẫn không thấy rụng. Rốn vẫn khô, bác sĩ nói là sẽ rụng bất cứ lúc nào khi đem đi khám khi 14 ngày - nhưng mà hôm nay vẫn chưa. E lo quá không biết có gì bất thường không nữa - thứ 2 tới e lại đem con đi hỏi bác sĩ tiếp - nhưng hôm nay rồi ngày mai nữa thấy lâu quá”.
Ngay lập tức rất nhiều các bà mẹ trẻ vào chia sẻ về trường hợp rụng rốn của em bé và cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh.
Mẹ khaly1984 bày tỏ: “Bạn đừng lo, tới lúc nó rụng là nó rụng à. Con mình thì chỉ có 7 ngày là rụng rốn (vì mình nhờ y ta tới làm rốn cho con mình) họ làm sạch và mau khô hơn. Mình nhiều khi vệ sinh không dám mạnh tay, không khô nên rốn lâu rụng... vậy thôi, yên tâm nhé.
Còn mẹ Mevitnauchua cho biết về trường hợp rụng rốn của hai bé: “Băng rốn quá kỹ cũng là một trong những lí do khiến rốn lâu rụng. Tập 1 - bé nhà mình rụng rốn sau 17 ngày. Tập 2 - bé nhà mình rụng rốn ở ngày thứ 5. Trước khi sinh bé tập 2 mình có dự 1 lớp tư vấn về sức khỏe sơ sinh với 1 Bác sĩ ở bệnh viện Hùng Vương. Bác ấy còn khuyên không nên băng rốn bé (dân gian thì bảo phải băng cho kỹ, thậm chí là băng suốt 1, 2 tháng sau khi bé rụng rốn) chỉ nên đắp 1 miếng gạc bọc cuống rốn bé sau khi làm rốn trong thời gian rốn chưa rụng (không dùng dây băng quanh bụng mà chỉ dùng 1 miếng gạc) để rốn bé được thoáng mau khô hoàn toàn (rốn rụng thì rốn vẫn chưa hoàn toàn khô), có lẽ nhờ thử theo lời bác sĩ mà tập 2 của mình rốn mau khô thế”.
Theo cuốn Tiểu bách khoa về chăm sóc trẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu hằng có viết:
- Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày sau khi sinh, đến ngày 15 thì liền hẳn.
- Nhưng rốn trẻ sơ sinh có thể rụng sớm hơn hoặc muộn hơn một chút. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của trẻ cũng như cách mẹ chăm sóc trẻ.
- Một số trường hợp trẻ rụng rốn sau 2 tuần sinh, trường hợp này là bình thường nếu rốn trẻ khô, sạch và không có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
- Số khác trường hợp bé bị rụng rốn chậm là do bị nhiễm trùng rốn, trẻ sinh non, băng kín rốn, nuôi ăn tĩnh mạch, chiếu đèn.
Mẹ chim.chim_u chia sẻ trên diễn đàn Webtretho về nguyên nhân bé lâu rụng cuống rốn: “bé Tom nhà mình đúng 1 tháng mới rụng rốn đấy . Nguyên nhân là do rốn anh chàng to nên lâu rụng. Cho nên nếu bạn thấy rốn khô không bị gì cả thì không lo đâu. Mà bạn ngày ngày có bôi cồn 70 độ rùi chấm betadine lên rốn cho bé không? Bôi cồn 70 độ thôi nhé, như thế sẽ giúp rốn mau khô và mau rụng”
Khi rốn của trẻ chưa rụng, các mẹ cần vệ sinh rốn hàng ngày, thay băng rốn thường xuyên, không được bôi bất cứ thứ gì lên rốn nếu không có chỉ định của bác sĩ, không được để rốn dính nước.
Bởi điều này có thể khiến rốn lâu rụng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cuống rốn. Sau khi rốn của trẻ sơ sinh đã rụng, mẹ vẫn cần phải chăm sóc cẩn thận.
Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng như thế nào?
Sau khi dây rốn rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và đảm bảo khô thoáng. Vì thế mỗi ngày mẹ cần làm sạch đáy rốn 1-2 lần bằng bông, gạc thấm vào cồn 70 độ hoặc cồn I - ốt, băng lại cho đến khi rốn bé liền sẹo.
Nên gấp mép của tã xuống dưới rốn để rốn của trẻ được thông thoáng, tuyệt đối không để nước tiểu dính vào rốn. Sau khi cuống rốn đã rụng thì không được dùng tay kéo cuống rốn của trẻ mặc dù nó đã rụng gần hết.
Trên diễn đàn Web trẻ thơ mẹ Moon 1502 chia sẻ: “Thường các bé sẽ rụng rốn trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trường hợp rốn lâu rụng có thể có 2 nguyên nhân: 1 là do bác sĩ thắt cuống rốn bị lỏng nên dinh dưỡng vẫn nuôi được cuống rốn, 2 là rốn bị nhiễm khuẩn.hàng ngày các mẹ phải thay miếng gạc ở rốn cho bé và lau rốn bằng thuốc BETADINE ngày 2 lần để tránh nhiễm khuẩn. Vì khi bé tè hoặc tắm cho bé có thể làm miếng gạc quấn quanh rốn bị ướt và gây nhiễm trùng. Hic vì thiếu hiểu biết nên em không biết là phải thay miếng gạc quấn quanh rốn mà chỉ thay cái quấn ở bụng rốn nên em cũng để con bị nhiễm trùng nhẹ, lo quá nên cho đi bệnh viện luôn nên được hướng dẫn vậy đấy, về vệ sinh sạch và sát trùng hàng ngày nên bé rụng rốn ở ngày thứ 11 và đến ngày thứ 17 thì rốn lành hẳn”.
Vì rốn trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể bị nhiễm trùng. Các mẹ hãy chú ý quan sát rốn của trẻ thường xuyên để nhận biết sớm nếu có dấu hiệu bất thường.
Triệu chứng bất thường ở rốn trẻ nhỏ?
Viêm rốn có mủ
- Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, chân rốn sưng tấy, rốn có mùi hôi, ẩm ướt và dễ chảy mủ. Trẻ có thể bị sốt, quấy khóc.
- Nếu viêm rốn nhẹ thì mẹ cần thay băng cho trẻ hàng ngày, nặn hết mủ và mua dung dịch oxy già về rửa rốn. Sau khi lau khô, rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng và băng lại.
- Nếu viêm rốn nặng với biểu hiện trẻ sốt cao, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi cần phải đưa trẻ đi viện ngay.
Viêm mạch máu rốn
- Nếu động mạch rốn bị viêm, thành bụng dưới rốn (khu vực từ xương mu lên rốn) bị sưng tấy, phù nề, có thể có mủ. Trẻ quấy, khóc, bỏ ăn.
- Nếu tĩnh mạch rốn bị viêm, thành bụng phía trên rốn ( khu vực từ mỏm ức xuống rốn) sẽ có mủ chảy ra. Hiện tượng này rất nguy hiểm vi khuẩn dễ lây lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật dẫn đến nhiễm trùng huyết.
- Gặp hiện tượng này mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi ngay để được thăm khám và điều trị.
Uốn ván rốn
Uốn ván rốn cũng là hiện tượng một số trẻ gặp phải. Triệu chứng của hiện tượng này là trẻ bị sốt, bỏ bú, cứng hàm và toàn thân. Nếu gặp ánh sáng hoặc âm thanh trẻ có thể bị co giật. Bị uốn ván rốn rặng, trẻ có thể khó thở rồi tử vong.
U hạt rốn
Rốn trẻ rụng sớm, rốn không sưng, đỏ nhưng vùng chân rốn có dịch vàng chảy ra các mẹ hãy chú ý. Đây có thể là biểu hiện của u hạt rốn.
Trên đây là giải đáp rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng và những kiến thức chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh. Các mẹ hãy ghi nhớ để chăm sóc trẻ thật tốt.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Mẹo tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn