Rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những tình trạng bệnh lý rất thường gặp và phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Rối loạn tiêu hóa không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có tác động đến chất lượng cuộc sống của người bị. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không? Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không? Rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không?

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Hệ thống tiêu hóa là một hệ thống rộng lớn và phức tạp kéo dài từ miệng đến hậu môn. Nhiệm vụ của hệ thống tiêu hóa là lọc bỏ tất cả các chất thải và chất độc không cần thiết và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp phải những triệu chứng bất thường, nếu không kiểm soát và điều trị sớm thì có thể gây ra những biến chứng khác về bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa.

  • Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp đó là ợ nóng, hội chứng ruột kích thích, viêm đường ruột.
  • Khi có dấu hiệu ợ nóng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.
  • Những triệu chứng của viêm đường ruột bao gồm: đau bụng hoặc thấy khó chịu vùng bụng, có sự thay đổi về tần suất, mức độ và đặc điểm của chất thải khi đi đại tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích lại tiêu biểu với các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài khi ăn phải đồ ăn lạ, rối loạn đại tiện, chán ăn, sụt cân, ra mồ hôi vào ban đêm, chảy máu trực tràng.
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh tốt cho sức khỏe

Thành phần của sữa chua? Sữa chua có tốt cho sức khỏe không?

Sữa chua là một sản phẩm lên men từ sữa, chứa nhiều lợi khuẩn cũng như các vitamin tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, mùi vị của sữa chua cũng rất dễ chịu, thơm ngon, nên là một trong những loại thực phẩm rất được yêu thích của nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.

Thành phần của sữa chua.

  • Trong thành phần của sữa chua, nổi bật nhất không thể không nhắc đến đó là acid lactic được lên men tự nhiên, loại acid này có tác dụng rất tốt đó là làm gia tăng được số lượng lợi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Trong sữa chua đã vốn có sẵn protic lợi khuẩn, giúp cung cấp thêm cho đường ruột những vi khuẩn có lợi, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Trong sữa chua còn chứa nhiều vi chất tốt như: canxi, natri, kali, photphat, kẽm.. các vitamin A, D và DHA – rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

Rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không?

Sữa chua là được biết đến là rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tác dụng chủ yếu đó là điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ thống miễn dịch.

Các lợi ích cụ thể của sữa chua với hệ tiêu hóa:

  • Hạn chế tiêu chảy: trong sữa chua vốn có các thành phần là các chủng vi khuẩn có khả năng sinh khuẩn lactic. Khuẩn lactic có khả năng liên kết với các vi nhung mao của ruột. Nhờ việc vi khuẩn lactic dành các vị trí gắn vào các vi nhung mao của ruột mà các vi khuẩn có hại sẽ không còn cơ hội hay vị trí để gắn vào gây bệnh nữa. Đồng thời, việc này cũng chống lại được sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn có hại vào lớp dịch nhầy, từ đó bảo vệ đường ruột. Chính vì vậy, các lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng rút ngắn thời gian và giảm nguy cơ bị tiêu chảy.
  • Hạn chế viêm loét dạ dày: ở cả người trưởng thành hay trẻ em, nếu sử dụng sữa chua đều đặn và thường xuyên, acid lactic sẽ duy trì mức pH cho dạ dày, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Hp ( Helicobacter pylori). Đây là một dạng xoắn khuẩn có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày...
Axit lactic có nhiều trong các loại rau, củ, quả được muối chua, hoặc các sản phẩm được lên men như sữa chua, bánh bao, bánh mỳ,...
  • Tăng cường sức đề kháng: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể, từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể một cách tốt hơn.
  • Bảo vệ đường tiêu hóa: trong sữa chua còn có một loại đạm có nguồn gốc từ beta- casein sữa bò đã lên men. Chất này có khả năng làm tăng tạo và duy trì lớp dịch nhầy bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch này được biết đến với vai trò như một lớp bảo vệ cho niêm mạc của dạ dày trước các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập và gây bệnh tới màng ruột.
  • Hạn chế táo bón: không chỉ bổ sung các lợi khuẩn, trong sữa chua còn rất giàu các chất xơ. Các chất xơ này là thức ăn cho các vi khuẩn phát triển, vừa có tác dụng củng cố nguồn lợi khuẩn có sẵn, vừa là yếu tố giúp tăng cường nhu động ruột, từ đó giảm thiểu được đáng kể tình trạng táo bón cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu.
  • Cung cấp dinh dưỡng: sữa chua cũng cung cấp một lượng dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe và cơ thể.
  • Với các công dụng tuyệt vời vừa nêu trên thì có thể thấy, sữa chua là một lựa chọn thích hợp cho những ai đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ăn sữa chua sẽ làm cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện cả tình trạng tiêu chảy và táo bón, không những vậy còn sữa chua còn đồng thời cung cấp các chất có lợi cho cơ thể.

Nên ăn sữa chua như nào là hợp lý?

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả người bình thường và cả những ai đang bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng sữa chua sao cho phù hợp, để chúng phát huy được tác dụng của mình. Bạn hãy lưu ý những điều sau đây.

  • Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa là 1-2 hộp sữa chua. Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Nên ăn sữa chua vào buổi tối.
  • Không nên ăn sữa chua vào lúc đói. Do khi đói, acid dạ dày tăng cao sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn có trong sữa chua. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy ăn một vài loại thực phẩm khác có thể cân bằng lại được lượng acid dạ dày, sau đó mới ăn sữa chua. Bạn có thể ăn trước một vài miếng bánh quy, quả chuối, quả dưa chuột... trước khi ăn sữa chua.
  • Không nên làm nóng sữa chua, vì như vậy sẽ làm tiêu diệt đi các lợi khuẩn có lợi.
  • Không được ăn sữa chua cùng với các thực phẩm được chế biến và đóng gói sẵn như xúc xích, lạp xưởng... Do các loại thực phẩm này thường được cho thêm Nitric (III) acid, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những hợp chất gây ung thư rất mạnh.
  • Không dùng sữa chua khi vừa uống thuốc kháng sinh hay các loại thuốc có chứa thành phần lưu huỳnh, vì những chất này có khả năng làm tiêu diệt các thành phần có lợi trong sữa chua.
  • Không nên ăn sữa chua kèm với kem. Do các probiotic ( lợi khuẩn) chỉ chịu được nhiệt độ là 8°C. Nếu ăn với kem, nhiệt độ tan chảy của kem là 0°C sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi này.

Ăn sữa chua rất có lợi cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên sữa chua không có tác dụng điều trị dứt điểm căn bệnh này. Do đó, nếu bạn thấy các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa nặng thêm hay gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn hãy tìm đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm :

  • Những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp
  • Rối loạn tiêu hóa ở trẻ một tuổi và những điều cha mẹ cần biết
  • Trẻ 3 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa có thể tiêm vacxin 6 trong 1 không?