Rối loạn nhịp tim nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh
Đối với những người mắc bệnh rối loạn tim thì có lẽ câu hỏi “Rối loạn nhịp tim nên ăn gì” đang rất được quan tâm. Chúng ta cùng đi tìm thực đơn đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh rối loạn nhịp tim nhé.
Rối loạn nhịp tim nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh
1. Rối loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim: Là một bệnh tim được biểu hiện đặc trưng bởi tần số hay là nhịp tim bất thường: Nhịp tim quá nhanh, nhịp tim quá chậm, hoặc quá sớm hoặc là quá thất thường.
Chứng rối loạn nhịp tim xảy ra khi mà các xung động điện bên trong tim không hoạt động bình thường.
2. Rối loạn nhịp tim nên ăn gì
Hãy áp dụng chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp.
Huyết áp cao là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhịp tim nhanh một cách bất thường, vì vậy bạn cần đưa huyết áp trở về mức bình thường để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách tăng cường ăn các sản phẩm sau:
- Các loại trái cây.
- Các loại rau xanh.
- Sữa ít chất béo.
- Thịt nạc.
- Cá giàu omega-3.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
Đồng thời, trong chế độ ăn này cũng khuyến khích bệnh nhân nên cắt giảm lượng muối, mỗi ngày bệnh nhân không nên ăn quá 1.5g - 2.3g muối và đặc biệt phải hạn chế các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như là thịt hộp, hay đồ ăn nhanh, thịt muối...
Sử dụng chế độ ăn ít chất béo.
Cholesterol trong máu cao hoặc là béo phì lại gây ra tác hại gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây ra các biến chứng như tình trạng tim đập nhanh. Khi người bệnh áp dụng theo một chế độ ăn ít béo sẽ cải thiện được các tình trạng tim đập nhanh, cụ thể nên chọn các loại thực phẩm như:
- Phô mai gầy.
- Uống sữa tách béo.
- Ăn sữa chua ít béo.
- Giảm bớt các thực phẩm chiên, xào.
- Giảm bớt snack, bánh ngọt và các loại đồ ăn nhanh.
- Sử dụng các món hấp, luộc.
- Tăng khẩu phần rau, củ, quả trong chế độ ăn
Sử dụng nhiều ngũ cốc, đậu và trái cây có chỉ số tinh bột thấp để giảm nhịp tim
Tinh bột giàu chất xơ sẽ được hấp thu chậm hơn nhiều so với tinh bột đã được tinh chế. Đồng thời, trong tinh bột giàu chất xơ còn có chỉ số tinh bột khá thấp, do đó nó sẽ không làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và sẽ tương đối phù hợp đối với người bị rối loạn nhịp tim nhanh. Một số loại thực phẩm có thể kể đến bao gồm:
- Bánh mì hoặc là các thực phẩm chế biến từ các loại lúa mì như mì ống, hay là yến mạch, lúa mạch...
- Các loại ngũ cốc khác như là: Ngô, đậu tương, đậu xanh, kê, gạo nguyên cám, đậu đũa...
- Rau quả tươi bao gồm: Khoai tây, khoai lang, xà lách, bắp cải, cần tây, cà tím, đậu đũa, đậu cô ve, đậu lưỡi rồng...
Hạn chế protein ở những người nhịp tim nhanh
Trong thịt chứa rất nhiều protein nhưng trong thịt đỏ cũng có hàm lượng lớn chất béo bão hoà gây làm tăng cholesterol máu, và gây hại cho hệ thống tim mạch. Vì vậy, nếu khi sử dụng thịt động vật để cung cấp protein thì chúng ta nên chọn thực phẩm sau:
- Chọn thịt trắng (như là thịt gà).
- Chọn các loại cá biển (cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi...).
- Các loại đậu như là đậu nành, đậu hà lan, hay là đậu lăng... cũng sẽ cung cấp một lượng protein không hề nhỏ, do đó các loại thực vật nói trên có thể thay thế cho protein động vật.
Bổ sung khoáng chất để ngăn chặn nhịp tim nhanh
Magie có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp tim, đồng thời duy trì sự ổn định của nhịp tim.
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều magie bao gồm:
- cải bó xôi (rau chân vịt).
- Rau diếp.
- Măng tây.
- Cải xoong.
- Dưa chuột.
- Lúa mì.
- Bí ngô.
- Đậu.
- Củ cải.
- Mận.
- Hạnh nhân.
- Mâm xôi.
- Quả bơ.
- Cần tây.
- Hành tây.
- Lê.
- Dứa .
- Cam.
- Đu đủ.
- Đào.
- ...
- Kali là khoáng chất giúp cho việc thư giãn cơ tim sau khi cơ tim bị kích thích bởi canxi. Do đó, việc cung cấp kali là điều rất cần thiết để tránh tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh. Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali bao gồm:
- Đậu đỏ.
- Cà chua.
- Bơ.
- Đậu lăng.
- Mận khô.
- Nước cam.
- Dưa hấu.
- Cải bó xôi.
- Mầm lúa mì.
- Quả mâm xôi.
- Nho.
- Đào.
- ...
- Khoai tây và chuối là hai loại thực phẩm rất giàu magie và kali tuy nhiên chúng có chỉ số đường huyết rất cao nên hạn chế sử dụng hơn cho những đối tượng béo phì hoặc là tiểu đường.
3. Rối loạn nhịp tim không nên ăn gì
Các loại thức ăn sau đây sẽ ảnh hưởng tới rối loạn nhịp tim cụ thể như:
- Đồ uống có cồn như bia, rượu...
- Các loại thịt đỏ có chứa nhiều protein như thịt bò...
- Chế độ ăn nhiều muối, nhiều đường
- Các thức ăn chế biến theo kiểu chiên, xào, rán...
- ...
Ngoài ra, những người mắc phải rối loạn nhịp tim không nên vận động mạnh hay làm những công việc mệt nhọc gắng sức và có chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt kém sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng của bệnh.
4. Cách phòng tránh rối loạn nhịp tim.
Các cách giúp chúng ta phòng tránh bệnh rối loạn nhịp tim:
- Lựa chọn cho bản thân một thói quen sống tốt: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, luôn ăn ít chất mỡ, đồng thời ăn nhiều rau và các thực phẩm có chứa nhiều chất vitamin và hãy nhớ duy trì cân nặng ở mức cho phép.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích với tim như là: Cà phê, rượu, bia.
- Tránh gặp căng thẳng, và nhớ bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị tốt các bệnh lý có liên quan như là: Bệnh xơ vữa mạch, bệnh mỡ máu cao, hay là bệnh mạch vành, bệnh van tim, hoặc bệnh tuyến giáp...
Các cách trên không chỉ giúp cho phòng tránh rối loạn nhịp tim còn có thể giúp cho cơ thể tránh được rất nhiều các bệnh khác. Các bạn hãy nhớ thực hiện vì một sức khỏe tốt nhé.
Sau khi đọc xong bài viết trên chắc các bạn cũng đã có câu trả lời cho rối loạn nhịp tim ăn gì. Hãy lên thực đơn theo lời khuyên của chúng tôi các bạn sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim. Chúc các bạn có một trái tim khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Người bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
- Rối loạn nhịp tim: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng tránh
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim