Rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân trong đó đi kèm khiếm khuyết bẩm sinh hay mất răng sữa sớm. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn. Cần phải làm gì khi bị rối loạn mọc răng vĩnh viễn?
Rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em
Thiếu răng do bẩm sinh
Hậu quả của những rối loạn trong giai đoạn khởi đầu của sự phát triển răng hay giai đoạn lá răng do thiếu răng bẩm sinh. Không răng và thiếu nhiều răng hiếm xảy ra, thường kết hợp với loạn sản ngoại bì. Hiện tượng thiếu một vài răng là hiện tượng phổ biến thường gặp nhất. Như một nguyên tắc tổng quát, nếu chỉ thiếu 1 răng cối lớn thì hầu như sẽ thiếu răng cối lớn thứ ba, nếu thiếu một răng cửa thì thường là răng cửa bên. Còn nếu thiếu răng cối nhỏ, thì thường là răng cối nhỏ thứ 2, hiếm khi thiếu răng nanh.
Răng dị dạng và răng hư
Răng dị dạng là loại răng có sự bất thường về kích thước và hình dạng, hậu quả của sự rối loạn xảy ra trong thời kỳ biệt hóa về phương diện mô học hoặc hình thể của sự phát triển răng. Thường xảy ra nhất là sự thay đổi về kích thước, đặc biệt là răng cửa bên và răng cối nhỏ thứ hai. Trên thế giới, có khoảng 5% dân số có sự bất hòa về kích thước răng hàm trên và hàm dưới.Răng dư là hậu quả của sự rối loạn xảy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển răng. Vị trí răng dư thường xảy ra nhất là đường giữa hàm trên. Răng cửa bên dư cũng có thể xảy ra, răng cối nhỏ dư thỉnh thoảng có xuất hiện. Răng dư thường cản trở sự phát triển của khớp cắn bình thường, do đó cần phải nhổ răng dư sớm. Nhiều răng dư thường gặp trong hội chứng loạn sản đòn sọ bẩm sinh.
Cản trở mọc răng
Để cho răng vĩnh viễn mọc, lớp xương phía trên cũng như chân răng sữa phải tiêu ngót, răng sẽ mọc xuyên qua nướu răng. Răng dư, xương hoại tử và lớp nướu sợi dày có thể cản trở sự mọc răng. Tất cả cản trở trên đều hiện diện trong hội chứng loạn sản đòn sọ. Chính vì thế, để tạo đường mọc cho răng vĩnh viễn, không chỉ phải nhổ răng dư mà còn loại bỏ lớp xương phía trên, bộc lộ nướu. Ở trường hợp nhẹ, một số răng vĩnh viễn mọc trễ có thể góp phần tạo ra sai khớp cắn chỉ khi những răng còn lại di chuyển sai vị trí trên cung răng.
Răng mọc sai vị trí
Đôi khi, mầm răng vĩnh viễn nếu ở sai vị trí có thể đưa đến răng vĩnh viễn này mọc sai vị trí. Trường hợp này xảy ra ở răng cối lớn thứ hai hàm trên. Nếu hướng mọc của răng cối lớn thứ nhất hàm trên ở về phía gần ngay từ đầu, thì răng vĩnh viễn này không thể mọc được, chân răng cối thứ hai sẽ bị tổn thương. Vị trí gần phía của răng vĩnh viễn sẽ dẫn đến răng mọc chen chúc, nếu không được thì người bệnh phải điều trị chỉnh hình. Những răng khác mọc sai vị trí hiếm xảy ra, nhưng cũng có thể đưa răng đổi chỗ hoặc mọc ở vị trí bất thường.
Mất răng sữa sớm
Theo quan điểm hiện nay, hiện tượng răng di gần khi có khoảng trống thường xảy ra ở răng cối vĩnh viễn, do hướng mọc răng nghiêng về phía gần. Răng cối lớn thứ nhất di gần khi có khoảng trống thường xảy ra ở răng cối vĩnh viễn, do hướng mọc răng nghiêng về phía gần. Do đó cần phải giữ khoảng khi răng cối sữa thứ hai mất sớm. Khi răng cối sữa thứ nhất hoặc răng nanh sữa mất sớm, do sự co rút chủ động của những dây chằng ngang xương ổ răng và áp lực từ môi và má, các răng cửa vĩnh viễn có khuynh hướng đi xa. Nếu mất răng nanh và răng cối sữa thứ nhất sớm ở một bên phần hàm, thì những răng vĩnh viễn bên đó sẽ đi xa đưa đến sự mất cân xứng của khớp cắn cũng như sẽ có khuynh hướng răng mọc chen chúc sau này.
Răng di chuyển do chấn thương
Chấn thương răng có thể đưa đến sai khớp cắn bằng 3 cách: tổn thương mầm răng vĩnh viễn, răng vĩnh viễn di chuyển do mất răng sữa sớm, chấn thương trực tiếp vào răng vĩnh viễn.
Chấn thương ở răng sữa có thể làm dịch chuyển mầm răng vĩnh viễn bên dưới bằng hai cách. Thứ nhất, nếu chấn thương xảy ra trong khi thân răng vĩnh viễn được thành lập, sự tạo men răng sẽ bị rối loạn và có khuyết điểm ở răng vĩnh viễn. Thứ hai, nếu chấn thương xảy ra sau khi thân răng đã được hoàn tất, thân răng có thể bị dịch chuyển so với chân răng. Sự thành lập chân răng ngưng lại, chân răng sau này sẽ bị ngắn đi. Trường hợp phổ biến là sự thành lập chân răng vẫn tiếp tục, nhưng phần còn lại của chân răng sẽ tạo thành một góc so với thân răng đã bị dịch chuyển.
Những biến chứng của rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em
Rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
- Gây đau nhức và sưng lợi dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn nhai.
- Gây xô lệch, lung lay hoặc nhiễm trùng chóp, tiêu chân răng của những răng xung quanh.
- Có thể gây u nang trong xương hàm.
- Tại vị trí mất răng, xương hàm bị tiêu hủy, mất thẩm mỹ, lâu ngày có thể khiến khuôn mặt trẻ bị biến dạng.
- Biến chứng gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy hiểm hơn là có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
Lời khuyên cho trẻ trong độ tuổi mọc răng
Lời khuyên cho việc khám răng định kỳ của trẻ
- Đối với độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm: Nên đánh giá vệ sinh răng miệng, dùng gạc mềm loại bỏ các mảng bám. Ngoài ra, cần kiểm tra và điều trị những vết lở loét nếu có ở vùng miệng. Điều chỉnh thói quen kịp thời nếu trẻ thường xuyên sử dụng núm vú giả hoặc mút ngón tay. Đặc biệt, cần hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh răng miệng, phòng chống sâu răng cho rẻ.
- Với độ tuổi từ 1 năm trở lên: Trẻ cần được khám hoặc chụp X-quang nhằm kiểm tra sự phát triển của răng, xương hàm, thông qua đó để đưa ra các biện pháp điều trị các tình trạng sai lệch. Trẻ nhỏ cần được lấy cao răng bằng máy sử dụng hệ thống siêu âm nếu có thể loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn trên răng.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ
Để tránh những biến chứng trong rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xây dựng cho con thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
- Cần chú ý nhổ răng sữa đúng thời điểm để tránh tình trạng lệch lạc, chen chúc của răng vĩnh viễn.
- Loại bỏ những thói quen xấu, gây hại cho răng như mút tay, ngậm ti giả, mút môi, nghiến răng.
- Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ như hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo, để có hàm răng khỏe, đẹp.
- Theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ để kịp thời phát hiện được những dấu hiệu bất thường.
Xem thêm:
- Phát hiện dấu hiệu mọc răng ở trẻ
- Hội chứng mọc răng và những điều cần biết
- Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ mọc răng chưa?