Rối loạn kinh nguyệt, tiết ra nhiều khí hư bất thường có phải là dấu hiệu sớm của bệnh viêm buồng trứng hay không?

Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản nữ giới như vô sinh và thậm chí đến tính mạng nếu như nhiễm trùng lan rộng trong khoang bụng. Do đó, chị em phụ nữ cần tìm hiểu rõ căn bệnh này để phát hiện kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nặng nề.

Rối loạn kinh nguyệt, tiết ra nhiều khí hư bất thường có phải là dấu hiệu sớm của bệnh viêm buồng trứng hay không? Rối loạn kinh nguyệt, tiết ra nhiều khí hư bất thường có phải là dấu hiệu sớm của bệnh viêm buồng trứng hay không?

Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản nữ giới như vô sinh và thậm chí đến tính mạng nếu như nhiễm trùng lan rộng trong khoang bụng. Do đó, chị em phụ nữ cần tìm hiểu rõ căn bệnh này để phát hiện kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nặng nề. Vậy những dấu hiệu sớm của viêm buồng trứng là gì? Cần làm gì khi bị viêm buồng trứng? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây!

1. Viêm buồng trứng là gì?

Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm lấn. Đây là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, mỗi năm ghi nhận hàng chục ngàn người mắc bệnh mới và gặp biến chứng do viêm buồng trứng gây ra.

Những dấu hiệu của bệnh viêm buồng trứng ở mỗi người không giống nhau. Có người biểu hiện bệnh rõ rệt, có người diễn tiến bệnh âm thầm nên nhiều bệnh nhân bỏ qua việc khám phụ khoa. Những dấu hiệu viêm buồng trứng dưới đây thường là điển hình và xuất hiện sớm, nếu phát hiện bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh hay bị vón cục
  • Cơ thể sốt nhẹ, mệt mỏi, hậu môn chướng
  • Đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu, chướng bụng
  • Khí hư vùng kín xuất hiện nhiều và có mùi, đôi khi xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
vicare.vn-roi-loan-kinh-nguyet-tiet-ra-nhieu-khi-hu-bat-thuong-co-phai-la-dau-hieu-som-cua-benh-viem-buong-trung-hay-khong-body-1

2. Viêm buồng trứng có nguy hiểm không?

Viêm buồng trứng có thể gây ra các hậu quả như sau:

  • Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Viêm buồng trứng khiến phụ nữ phải đối mặt với các cơn đau âm ỉ khu vực bụng dưới, vùng chậu, đau lưng, khiến cơ thể mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.

  • Suy giảm sức đề kháng
  • Khi các vi khuẩn có hại phát triển mạnh lấn át các vi khuẩn có lợi sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho một số tác nhân khác tấn công và gây bệnh.
  • Làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Viêm buồng trứng ở giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị sớm sẽ lây nhiễm sang ống dẫn trứng, khiến vòi trứng bị tắc làm cản trở đường đi của tinh trùng vào gặp trứng. Từ đó quá trình thụ tinh không thể diễn ra, gây nguy cơ vô sinh nữ ở nữ giới.

3. Dấu hiệu viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng chia làm 2 thể là viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính với các dấu hiệu như sau:

Dấu hiệu viêm buồng trứng cấp tính:

  • Rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh.
  • Đau đớn vùng hạ vị, đặc biệt đau hơn bên hố chậu ( thông thường một bên bao giờ cũng đau hơn bên còn lại).
  • Sốt (tuy nhiên ít trường hợp sốt cao), mạch có hiện tượng đập nhanh.
  • Hậu môn đau khi đại tiện, có cảm giác sưng nóng và ẩm ướt.

Dấu hiệu viêm buồng trứng mãn tính:

  • Đau vùng hạ vị, đau hai bên hố chậu, cơn đau tăng lên khi làm việc nặng, làm việc quá sức.
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều, kinh nguyệt ra nhiều, hiện tượng rong kinh. Khi khám thấy tử cung khó di động, khi di động thì có cảm giác đau.
  • Sốt cao: đi kèm mệt mỏi thậm chí có thể kèm co giật
  • Đau bụng dưới: nhấn vào thấy đau, căng trướng
  • Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân...

4. Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm buồng trứng

Do buồng trứng và ống dẫn trứng liền nhau nên nguy cơ tiến triển viêm buồng trứng lây nhiễm sang viêm ống dẫn trứng rất nhanh nếu như không có biện pháp ngăn chặn và điều trị sớm. Cần nắm được nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị chính xác, tận gốc.

Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm buồng trứng:

  • Đặt vòng tránh thai không được làm chuyên nghiệp, hoặc sau khi tiểu phẫu bệnh nhân không vệ sinh cẩn thận dễ dẫn đến mắc bệnh. Dần dần bệnh lây lan sang buồng trứng và gây viêm buồng trứng.
  • Nạo hút thai, điều trị bệnh cổ tử cung tại các phòng khám không đạt chất lượng. Hoặc sau khi phẫu thuật không uống thuốc tiêu viêm triệt để.
  • Không chú ý vệ sinh trong kì kinh nguyệt, quan hệ tình dục khi đang có kinh, hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.
vicare.vn-roi-loan-kinh-nguyet-tiet-ra-nhieu-khi-hu-bat-thuong-co-phai-la-dau-hieu-som-cua-benh-viem-buong-trung-hay-khong-body-2
  • Viêm vùng chậu, hoặc vùng phụ cận ống dẫn trứng sẽ rất dễ lây viêm sang ống dẫn trứng, viêm buồng trứng.
  • Mắc các bệnh tình dục, đầu tiên bệnh biểu hiện ở trên niêm mạc, sau đó sẽ lan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, gây viêm ở vùng này.

5. Điều trị viêm buồng trứng

Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh mà không được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định. Thông thường tùy vào từng mức độ tổn thương của buồng trứng bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị viêm buồng trứng sớm sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm, dễ phục hồi. Hiện nay các phương pháp đang được áp dụng bao gồm:

Phương pháp nội khoa

Về cơ bản, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm nhiễm buồng trứng và ngăn chặn lan rộng. Muốn đạt hiệu quả tốt hơn và điều trị chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, trích dịch mủ để nuôi cấy tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp ngoại khoa

Đối với trường hợp viêm nhiễm buồng trứng mãn tính, điều trị bằng thuốc không hiệu quả, có nguy cơ gây biến chứng cao, bác sĩ có thể sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật bằng nội soi để bóc tách bám dính ở buồng trứng.

Nếu bệnh ở mức độ nặng hơn, có thể áp dụng các biện pháp như đốt laser, đốt điện, sử dụng sóng cao tần.

Một số phương pháp khác

Có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng khó chịu của người bệnh. Áp dụng vật lý trị liệu có thể là một phương pháp hiệu quả. Xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới giúp tuần hoàn máu tốt hơn, vùng chậu bớt cảm giác đau nhức.

6. Phòng bệnh viêm buồng trứng hiệu quả:

  • Chăm sóc vùng kín đúng cách: thay quần lót hàng ngày và vệ sinh vùng kín bằng dung dịch chuyên dụng. Trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng thường xuyên để vùng kín không bị viêm, ngứa.
  • Khi có dấu hiệu bất thường như trên cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh sớm có vai trò quan trọng giúp bệnh không tiến triển nặng hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng biện pháp tránh thai để không bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, không bị mang thai ngoài ý muốn.
  • Khi sử dụng các biện pháp tránh thai có nguy cơ bị viêm buồng trứng như đặt vòng, chị em nên chú ý triệu chứng, vệ sinh và khám phụ khoa nếu có biểu hiện lạ càng sớm càng tốt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều chất xơ, không nên ăn đồ dầu mỡ, chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, ...
  • Tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Tầm soát định kỳ: nên duy trì đều đặn 3 – 6 tháng/ lần, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao cần lưu ý.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về thuốc điều trị viêm buồng trứng
  • Những điều cần biết về bệnh viêm buồng trứng