Rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ

Ngay từ khi mới xuất hiện - thường vào khoảng 6 tháng tuổi, bộ răng sữa của con bạn đã gặp phải nguy cơ bị sâu răng. Nó thường xảy ra với hàm răng trên nhưng những chiếc răng khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sâu răng nặng đến mức chúng không thể giữ được những chiếc răng đó mà phải nhổ nó đi. Rất may là chúng ta hoàn toàn có t...

Rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ Rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ

Ngay từ khi mới xuất hiện - thường vào khoảng 6 tháng tuổi, bộ răng sữa của con bạn đã gặp phải nguy cơ bị sâu răng. Nó thường xảy ra với hàm răng trên nhưng những chiếc răng khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sâu răng nặng đến mức chúng không thể giữ được những chiếc răng đó mà phải nhổ nó đi. Rất may là chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn sâu răng bằng cách rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hầu hết các trẻ em đều có đầy đủ 20 chiếc răng sữa khi tròn 3 tuổi. Khi trẻ lớn dần, hàm của chúng cũng sẽ rộng ra để dành chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn.

Bảng mọc răng sữa

Hàm răng trên Thời gian mọc Thời gian rụng
Răng cửa giữa 8-12 tháng 6-7 tuổi
Răng cửa bên 9-13 tháng 7-8 tuổi
Răng nanh 16-22 tháng 10-12 tuổi
Răng hàm đầu tiên 13-19 tháng 9-11 tuổi
Răng hàm thứ hai 25-33 tháng 10-12 tuổi
Hàm răng dưới Thời gian mọc Thời gian rụng
Răng hàm thứ hai 23-31 tháng 10-12 tuổi
Răng hàm thứ nhất 14-18 tháng 9-11 tuổi
Răng nanh 17-23 tháng 9-12 tuổi
Răng cửa bên 10-16 tháng 7-8 tuổi
Răng cửa giữa 6-10 tháng 6-7 tuổi

Làm sạch răng cho trẻ

- Hãy làm sạch miệng cho con bạn ngay trong những ngày đầu sau khi chào đời bằng cách dùng gạc hoặc khăn mềm sạch sẽ để làm sạch nướu răng của con. Ngay khi răng sữa xuất hiện, chúng đã có thể bị sâu. 4 chiếc răng cửa trước của trẻ thường mọc vào khoảng 6 tháng tuổi, mặc dù có một số trẻ không mọc răng cho đến tận 12 hay 14 tháng tuổi.

- Với trẻ dưới 3 tuổi, những nhân viên chăm sóc trẻ tại nhà thường bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi răng mới nhú lên bằng cách sử dụng một lượng kem đánh răng có chứa fluoride có kích cỡ bằng một hạt gạo nhỏ. Đánh sạch răng 2 lần một ngày (sáng và tối) hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ hay bác sĩ. Hãy giám sát việc đánh răng của trẻ để chắc rằng chúng sử dụng vừa đủ lượng kem đánh răng.

- Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, dùng lượng kem đánh răng có fluoride bằng cỡ của một hạt đỗ. Đánh răng sạch sẽ 2 lần một ngày (sáng và tối) hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ, bác sĩ. Hãy giám sát việc đánh răng của trẻ và nhắc chúng không được nuốt kem đánh răng.

- Cho đến khi bạn cảm thấy yên tâm để trẻ tự đánh răng một mình, hãy tiếp tục đánh răng cho trẻ 2 lần một ngày với bàn chải dành cho trẻ con và lượng kem đánh răng có chứa fluoride bằng cỡ một hạt đỗ. Khi con bạn có hai chiếc răng cạnh nhau, bạn nên bắt đầu cho bé dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

chăm sóc răng miệng

Mọc răng

Mọc răng là một trong những quy trình đầu tiên của cuộc đời. Mặc dù trẻ sơ sinh thường không có răng ngay từ đầu, hầu hết răng sữa đều bắt đầu xuất hiện vào khoảng 6 tháng sau khi sinh. Trong suốt những năm đầu đời của trẻ, tất cả 20 chiếc răng sữa sẽ nhú ra khỏi lợi và đa số trẻ con sẽ có đầy đủ bộ răng sữa này ở tuổi lên 3. Bốn chiếc răng cửa trước của trẻ thường nhú lên vào khoảng 6 tháng tuổi, cũng có trẻ không mọc răng đến tận 12 hay 14 tháng tuổi. Khi răng nhú lên, một vài em bé sẽ quấy khóc, ít ngủ và cáu gắt, biếng ăn hoặc chảy dãi nhiều hơn bình thường. Tiêu chảy, phát ban, sốt không phải là triệu chứng bình thường đối với trẻ đang mọc răng. Nếu bé nhà bạn bị sốt hay tiêu chảy khi mọc răng hoặc tiếp tục ốm yếu và không thoải mái, hãy gọi cho bác sĩ.

vicare.vn-ren-luyen-thoi-quen-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-body-2

Lần đầu tiên đi khám răng.

Ngay khi chiếc răng đầu tiên của con bạn xuất hiện, đó là lúc bạn nên đặt lịch hẹn khám nha sỹ. Các chuyên gia khuyên rằng lần khám nha sỹ đầu tiên nên nằm trong vòng 6 tháng sau khi chiếc răng thứ nhất xuất hiện, nhưng không quá sinh nhật tròn 1 tuổi của bé. Đừng đợi đến lúc đứa trẻ bắt đầu đi học hoặc đến tận khi tình hình trở nên xấu đi/tình hình trở nên nguy hiểm. Hãy làm cho con bạn thoải mái với thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh.

vicare.vn-ren-luyen-thoi-quen-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-body-3

Dù lần khám đầu tiên chủ yếu chỉ để cho nha sỹ kiểm tra miệng của con bạn và kiểm tra quá trình mọc cũng như phát triển của răng, nhưng mục đích của nó cũng là giúp con bạn thoải mái hơn. Để buổi khám bệnh có ích:

- Nên đặt lịch khám vào buổi sáng vì lúc này trẻ em có vẻ khá thoải mái và sẵn sàng hợp tác.

- Đừng để lộ ra sự lo lắng hay băn khoăn của mình. Trẻ con có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của bạn, thế nên, hãy tỏ ra thật lạc quan.

- Không biến việc đi khám nha sỹ thành hình phạt hay sự đe dọa.

- Không nuông chiều con bạn.

- Hãy trò chuyện với đứa trẻ về việc đi gặp nha sỹ.

Trong buổi khám, bạn có thể yêu cầu nha sỹ:

- Kiểm tra kỹ những tổn thương đường miệng, sâu răng hay các vấn đề khác

- Nói cho bạn biết liệu con bạn có nguy cơ bị sâu răng hay không

- Làm sạch răng của con bạn và đưa ra một số lời khuyên về việc chăm sóc răng miệng hàng ngày.

- Thảo luận về việc mọc răng, thói quen dùng núm ti giả hay cắn, ngậm ngón tay.

- Thảo luận về cách điều trị, nếu cần, và lên lịch cho buổi khám sau đó.

Fluoride

Fluoride là một khoáng chất xuất hiện tự nhiên trong tất cả các nguồn nước, bao gồm cả đại dương, sông và hồ. Fluoride cũng có thể được thêm vào trong một số nguồn nước máy công cộng, trong kem đánh răng, hay trong nước súc miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được cung cấp đủ lượng fluoride có thể sẽ gia tăng nguy cơ bị sâu răng vì fluoride giúp cho men răng có khả năng chống lại sâu răng. Nó cũng giúp củng cố lại men răng bị suy yếu. Nước đóng chai có thể không chứa fluoride; do đó, những đứa trẻ thường xuyên uống nước đóng chai hoặc nước máy không có fluoride sẽ bị mất đi lợi ích từ fluoride. Nếu bạn không biết chắc nguồn nước nhà bạn có fluoride hay không, hãy liên hệ với công ty cung cấp nước của bạn hoặc cơ quan y tế ở nơi bạn sống.

vicare.vn-ren-luyen-thoi-quen-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-body-4

Hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ hay bác sĩ về vấn đề fluoride của con bạn. Có thể họ sẽ khuyên bạn nên bổ sung fluoride nếu nguồn nước ở khu vực bạn sống không có chứa fluoride.

Núm ti giả

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể mút ngón tay cái, các ngón tay khác hay núm ti giả. Núm ti được nhúng qua đường, mật ong, nước trái cây hoặc các loại nước ngọt khác có thể dẫn đến sâu răng. Sâu răng cũng có thể xuất hiện khi vi khuẩn gây sâu răng truyền qua đường nước bọt từ người mẹ hoặc từ người chăm sóc trẻ con sang đứa trẻ. Khi người mẹ hoặc người trông trẻ đưa thìa ăn của bé vào miệng mình, hoặc làm sạch núm ti giả trong miệng mình, vi khuẩn có thể lây sang em bé.

vicare.vn-ren-luyen-thoi-quen-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-body-5

5 cách để tránh cho bé bị sâu răng

- Quan tâm và không dùng chung: Không dùng chung thìa dĩa với con bạn hay ‘làm sạch’ núm ti giả bằng cách đưa nó vào miệng mình. Có thể bạn sẽ truyền vi khuẩn gây sâu răng sang cho con mình

- Ăn uống lành mạnh, và uống nước có chứa fluoride.

- Đưa bé đi gặp nha sỹ lần đầu tiên trước 1 tuổi.

- Sử dụng kem đánh răng có fluoride ngay khi răng nhú khỏi lợi. Khi con bạn có thể tự đánh răng, hãy dặn con đánh răng 2 phút/lần, 2 lần/ngày.

- Hàn răng sâu. Hãy hỏi ý kiến nha sĩ về việc hàn mặt nhai của chiếc răng sâu.

(Nguồn: Mouth Healthy)