Rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không?

Rau má có những tác dụng gì? Rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không? Rau má có thật sự tốt như những gì mọi người nói là những vấn đề xoay quanh cây rau má được nhiều người hỏi. Những ai đã sử dụng qua vị thuốc dân gian này đều dành hai chữ “tuyệt vời” bởi những công hiệu mà nó mang đến cho sức khỏe.

Rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không? Rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không?

Rau má có những tác dụng gì? Rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không? Rau má có thật sự tốt như những gì mọi người nói là những vấn đề xoay quanh cây rau má được nhiều người hỏi. Những ai đã sử dụng qua vị thuốc dân gian này đều dành hai chữ “tuyệt vời” bởi những công hiệu mà nó mang đến cho sức khỏe.

Những tác dụng bất ngờ của rau má

Rau má có thể ăn sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể sử dụng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

Giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Trị mụn

Nhiều người nghiên cứu cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin (Axit Asiatic, Axit brahmic) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả. Chính nhờ những tác dụng đó, ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.

vicare.vn-rau-ma-co-chua-duoc-benh-nhan-xo-bi-cung-khong-body-1

Làm lành các vết thương

Đây là tác dụng của Asiaticosid, hoạt chất chính của rau má. Nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng ủng hộ ý kiến cho rằng rau má có tác dụng trên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hóa và làm lành vết thương. Rau má còn có tác dụng bảo vệ lớp áo trong của mạch máu.

Bảo vệ thần kinh

Một công trình nghiên cứu năm 1999 cho biết, các dẫn xuất của chất asiaticosid có khả năng bảo vệ thần kinh chống lại độc tố thần kinh beta-amyloid. 3 trong số 28 dẫn xuất Asiatisid có thể được đưa vào nghiên cứu điều trị bệnh Alzheimer nhờ khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động của beta-amyloid.

Điều trị giãn tĩnh mạch

Dùng thuốc rau má có kết quả tốt đối với vi tuần hoàn và mao mạch, điều trị tăng áp lực tĩnh mạch.

Chống loét dạ dày

Ngoài ra rau má còn có tác dụng chống loét dạ dày, làm chậm phát triển u, kháng virut và kháng nấm.

Giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.

Ngoài ra, trong dân gian rau má cũng được sử dụng để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai... Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không?

vicare.vn-rau-ma-co-chua-duoc-benh-nhan-xo-bi-cung-khong-body-2
Rau má cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cục bộ gây loét, hoại tử, rối loạn thần kinh ở đầu chi.

Bên cạnh các công dụng đã biết của rau má, câu hỏi rau má có chữa được bệnh nhân xơ bì cứng không được rất nhiều người quan tâm.

Thành phần hóa học chính của rau má là tricopen, saponin. Ngoài ra, trong rau má, còn chứa tinh dầu, các hợp chất polyacetilen, flavonoid, steroid, dầu béo, acid amin, tanin, vitamin C, alcaloid... Người ta dùng rau má để chữa lành vết thương và các vết loét ngoài da; dùng làm thuốc bổ thần kinh giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi; có thể điều trị sốt và các bệnh đường hô hấp.

Hoạt chất bracoside A trong rau má giúp kích thích mô sản xuất nitric oxide (NO), giãn nở các tiểu động mạch và mao mạch, làm lượng máu di chuyển đến các mô được nhiều hơn; bảo vệ thành mạch, làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Vì vậy, rau má thường được sử dụng trong điều trị và phòng bệnh liên quan đến thiểu năng mạch, viêm tắc mạch máu...

Đồng thời, rau má có tác dụng chữa lành các vết thương, tổn thương da ở các bệnh vẩy nến, chàm, xơ cứng bì và làm mờ các vết sẹo. Ngoài tác dụng làm lành vết thương, cải thiện tuần hoàn máu, rau má còn được chứng minh tác dụng điều trị các bệnh về suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm tắc mạch máu, viêm da cơ địa, vảy nến, sốt không rõ nguyên nhân, cúm... Đặc biệt, với bệnh xơ cứng bì, rau má hỗ trị điều trị bệnh rất tốt. Giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân xơ cứng bì.

Đối với bệnh xơ cứng bì, sự tích tụ collagen ở các mô là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Các loại hợp chất asiaticosid, acid asiatic, acid madecassic ở rau má có tác dụng làm cân bằng sự sản sinh collagen, giảm sự đứt gãy, sắp xếp lộn xộn của collagen ở lớp trung bì trong tổn thương da bệnh xơ cứng bì. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng trong việc thúc đẩy tái tạo da, phục hồi các tổn thương da đã có. Bệnh xơ cứng bì sẽ có dấu hiệu tiến triển khi gặp lạnh hoặc căng thẳng (stress), thường kèm theo hội chứng Raynaud với hiện tượng giảm lưu lượng máu đến đầu chi. Rau má có khả năng giúp tăng cường tuần hoàn tới các đầu chi, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cục bộ gây loét, hoại tử, rối loạn thần kinh ở đầu chi.

Bài thuốc chữa bệnh xơ bì cứng từ rau má

Mỗi ngày bệnh nhân xơ cứng bì nên uống 1 ly sinh tố từ rau má tươi (50 - 80g) sẽ có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.

Một số công thức sinh tố rau má thơm ngon

vicare.vn-rau-ma-co-chua-duoc-benh-nhan-xo-bi-cung-khong-body-3

Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước nguội vào rồi lọc bỏ bã. Có thể cho thêm vào một ít đường tùy khẩu vị để dễ sử dụng hơn.

Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào và lọc bỏ bã.

Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 - 80g) vào và xay cùng. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp chung với đường tùy khẩu vị.

Phần bã rau má sau khi lọc ra lấy nước cốt, bạn có thể tận dụng để đắp ngoài giúp hỗ trợ phục hồi, tái tạo vùng da bị xơ cứng, loét hoại tử.

Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng bài thuốc này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

  • Ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không?
  • Bà bầu không nên ăn rau gì trong thời kỳ mang thai?
  • Rau má có thể gây sảy thai?