Rau củ quả rửa như thế nào là đúng cách?

Các chuyên gia về rau quả đã đưa ra nhận định rằng, nếu không rửa rau quả đúng cách, các chất bẩn vẫn còn đó, rau quả bẩn vẫn bẩn mặc dù bản đã rửa chúng. Rau là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên từng loại rau của quả lại có cách rửa riêng. Thực sự bạn đã biết rau củ quả rửa như thế nào là đúng cách?

Rau củ quả rửa như thế nào là đúng cách? Rau củ quả rửa như thế nào là đúng cách?

Rau là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên từng loại rau của quả lại có cách rửa riêng. Thực sự bạn đã biết rau củ quả rửa như thế nào là đúng cách?

Rửa rau sạch và an toàn như thế nào?

Các chuyên gia về rau quả đã đưa ra nhận định rằng, nếu không rửa rau quả đúng cách, các chất bẩn vẫn còn đó, rau quả bẩn vẫn bẩn mặc dù bạn đã rửa chúng. Các sản phẩm tươi chưa thực sự đã an toàn và không chứa các nguồn bệnh. Sự thật hoàn toàn trái ngược, hoa quả, trái cây, rau củ mặc dù tươi nhưng vẫn mang mầm bệnh đến cho người dùng.

Sai lầm thường gặp khi bạn rửa rau củ

Bạn nghĩ rằng chỉ cần rửa rau củ 2-3 lần nước là đã sạch và khi nấu lên các vi khuẩn sẽ thực sự bị tiêu diệt? Thực tế để làm sạch rau củ, cần nhiều hơn thế rất nhiều. Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Sau thu hoạch, Viện công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay: Nếu bạn chỉ rửa bằng nước 2-3 lần thì rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn như: đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các tạp chất hóa học khác như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,....các chất mà bằng mắt thường ta không thể nhận thấy được.

Theo các chuyên gia của đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch(TP Hồ Chí Minh) đã thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên 104 mẫu rau từ 8 loại rau thường được sử dụng ăn sống nhiều nhất như xà lách, rau diếp, rau muống, cải bẹ xanh, cải cúc, rau thơm(mùi tàu, tía tô, húng,...) từ một số chợ để tiến hành nghiên cứu, xét nghiệm. Kết quả nhận được đó là có những loại rau có chứa ký sinh trùng lên tới 100% như rau diếp, cải cúc. Số còn lại như rau xà lách, rau gia vị, rau muống bị nhiễm ký sinh trùng chiếm tới 92,3%.

Kết quả nhận được sau khi các rau trên được rửa 3 lần nước sạch và nước rửa chuyên dụng thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn lên tới 91,9-82,6%. Đối với cách rửa thông thường mà lâu nay ta vẫn cho là đã sạch thì thật sự đó là một con số quá cao.

Đa số chị em lại cho rằng việc chần rau qua nước sôi rồi nấu sẽ đảm bảo an toàn hơn, tuy nhiên đó lại là một sai lầm. Cách này vừa làm giảm hàm lượng vitamin vừa làm mất các các chất phòng ngừa bệnh ung thư chứa trong rau.

HoiBenh.vn-rau-cu-qua-rua-nhu-th-nao-la-dung-cach-body-2
Sai lầm thường gặp khi bạn rửa rau củ

Nước rửa rau quả có thật sự an toàn tuyệt đối?

Như mọi người đều biết, ngoài việc ngâm nước muối, trên thị trường có bán rất nhiều loại nước rửa rau quả. Các loại dung dịch này có thành phần chính đó là nước khử ion, hương liệu, acid citric, sodium,... Mặc dù vậy nó cũng không thể hoàn toàn khử sạch được các loại vi khuẩn trong rau củ quả.

Chúng có thể nhanh chóng loại bỏ các vết bẩn và chỉ một vài loại hóa chất độc hại có trên bề mặt của rau củ quả, trong khi thuốc bảo vệ thực vật thường ngấm sâu vào bên trong, khi đó không chất tẩy rửa nào có thể phát huy được hết tác dụng.

Đối với những loại thực phẩm bị phun thuốc nhiều lần và lâu ngày thì thuốc đã ngấm sâu vào bên trong nên các loại nước rửa hầu như không có tác dụng.

Theo phó giáo sư , tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, viện hóa học, viện khoa học và công nghệ Việt Nam: “ không thể có bất cứ loại tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion,.. chỉ có tính chất sát khuẩn, sát trùng, chứ không có khả năng tẩy rửa, còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì rất có thể sẽ gây tác hại xấu"

Máy rửa rau quả cũng có thể gây ra tác dụng ngược lại

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất các loại máy rửa rau quả bằng ozon

Theo ông Dương Minh Trí phó viện trưởng viện vật lí thành phố Hồ Chí Minh, về mặt khoa học, ozon là chất có khả năng gây ung thư, nên không được sử dụng trong nhà bếp và trong gia đình

Để rửa sạch các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại trong rau quả, những máy sử dụng ozone này cần đạt đủ nồng độ trong nước, nhưng khi đó khí ozon có thể thoát ra ngoài nhà bếp và trong gia đình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Mặt khác khi ozon kết hợp với clo sẽ tạo ra một hợp chất khác rất độc và bền trong không khí. Mà hiện nay trong nước máy đang sử dụng thì chứa rất nhiều clo

Nguyên tắc rửa các loại rau xanh

HoiBenh.vn-rau-cu-qua-rua-nhu-th-nao-la-dung-cach-body-3
Nguyên tắc rửa các loại rau xanh
  • Rau ăn lá : nên nhặt rau sach , ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, từng cọng dưới vòi nước xối. Các loại rau nhỏ như rau muống cần phải rửa nhiều lần, sau đó rửa từng nắm rau dưới vòi nước.
  • Rau ăn quả : Sau khi rửa sạch từng quả, bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này rau vừa đảm bảo độ tươi ngon mà vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả ăn ngay thì nên rửa sạch dưới vòi nước và ngâm nước muối trước khi dùng. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh vì như vậy rau dễ bị hỏng hơn
  • Rau ăn củ : Không cần ngâm trong nước muối nhưng cần rửa sạch , sau đó gọt vỏ và rửa lại lần nữa, cách này hạn chế chất bẩn ở vỏ bám dính vào phần thịt củ đã gọt
  • Rau ăn hoa : Với những loại rau này chỉ cần rửa sạch dưới vòi nước là có thể đảm bảo an toàn
  • Rau gia vị : Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn như cà chua, cà tím, ớt tươi,.. cẩn rửa sạch dưới vòi nước vì những loại rau này thường mọc sát dưới mặt đất, dễ bám cát bụi bẩn.

Rửa thực phẩm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bao gồm cả Ecoli, khỏi bề mặt hoa quả và rau xanh, hầu hết các loại vi khuẩn đều ở trong đất và bám vào rau quả .

Theo Ts Phan Thanh Tâm, bộ môn công nghệ thực phẩm-sau thu hoạch , viện công nghệ sinh học thực phẩm, đại học bách khoa hà nội trả lời trên báo chí rằng nếu chỉ rửa 2-3 nước thì khó có thể loại bỏ các loại vi khuẩn và các loại tạp chất như bẩn, rác, kí sinh trùng,..hay các hợp chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật mà mắt thường không nhìn thấy được.

Để rửa sạch hoa quả và rau xanh trang NHS choice đã đưa ra khuyến cáo nên rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc cọ rửa chúng trong nước.

Cách tốt nhất để loại bỏ các loại khuẩn tả là ngâm trong nước muối.một chậu nước khoảng 10 lít nên cho lưng thìa cà phê muối, ngâm trong vòng 5 phút.

Không nên dùng chất tẩy rửa hay xà phòng để làm sạch thực phẩm vì các chất này có thể xâm nhập vào thực phẩm và gây hại cho sức khỏe con người.

Làm gì để an toàn khi chế biến các loại rau sống?

HoiBenh.vn-rau-cu-qua-rua-nhu-th-nao-la-dung-cach-body-4
Luôn rửa tay trong suốt quá trình trước và sau khi cầm, nắm thực phẩm
  • Luôn rửa tay trong suốt quá trình trước và sau khi cầm, nắm thực phẩm sống bao gồm cả rau xanh
  • Giữ chúng tách biệt khỏi những thực phẩm đã chế biến chín để ăn
  • Sử dụng dao, thớt, dụng cụ riêng cho đồ sống và đồ chín, hoặc rửa sạch dụng cụ đó trong quá trình sử dụng giữa đồ chín và đồ sống
  • Kiểm tra nhãn mác,rửa, bóc vỏ hoặc chế biến rau quả trước khi ăn.

Phương pháp đơn giản giảm nồng độ thuốc trừ sâu

  • Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc hại có trong thuốc trừ sâu
  • Dùng nước muối 5% để ngâm rửa rau
  • Các loại rau củ quả như dưa chuột, cà tím ,.. nên rửa sạch sau đó gọt bỏ vỏ rồi mới sử dụng
  • Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng khiến một phần thuốc trừ sâu bị phân giải nên cần nấu chín các loại thực phẩm, sau khi rửa sạch trần qua nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu giảm đi 30%
  • Ánh nắng mặt trời cũng có thể làm cho lượng thuốc trừ sâu có trong rau quả bị phân giải, để rau dưới nắng trong 5 phút làm cho các tàn dư thuốc trừ sâu như clo, thủy ngân hữu cơ giảm được khoảng 60%

Rửa sạch các loại rau xanh, hoa quả trước khi sử dụng là rất cần thiết, mang lại an toàn cho chính những người sử dụng. khi mua các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày, các bạn nên tìm hiểu kĩ nguồn gốc cũng như xuất xứ của những loại thực phẩm đó để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.

Xem thêm:

  • Ngâm rau sống trong nước muối có thực sự rửa sạch vi khuẩn không?
  • Phải rửa tay thế nào mới là đúng cách?
  • Rửa thịt gà sống có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm