Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt

Trong thời kỳ trẻ thay răng, trong miệng vừa có răng sữa của bé chưa thay vừa có răng vĩnh viễn mới mọc. Sau đây HoiBenh sẽ tổng hợp một số cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn để các mẹ tham khảo.

Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt

Trong thời kỳ trẻ thay răng, trong miệng vừa có răng sữa của bé chưa thay vừa có răng vĩnh viễn mới mọc. Sau đây HoiBenh sẽ tổng hợp một số cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn để các mẹ tham khảo.

1. Tìm hiểu về răng sữa của bé và răng vĩnh viễn

Răng sữa của bé là những chiếc răng mọc trong thời kỳ các bé đang bú mẹ, đây là bộ răng tồn tạu trong giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển của bé. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai được lắng đọng chất men và ngà từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi bé chào đời.

Khác với răng sữa, răng vĩnh viễn xuất hiện trong thời điểm bé thay răng là từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Răng vĩnh viễn có kích thước to hơn răng sữa. Màu sắc của răng vĩnh viễn cũng vàng sậm hơn răng sữa.
vicare.vn-rang-sua-va-rang-vinh-vien-tim-hieu-va-cach-phan-biet-body-1

Răng sữa

2. Phân biệt răng sữa của bé và răng vĩnh viễn trên phương diện giải phẫu

Thân răng

- Thân răng sữa của bé thấp hơn răng vĩnh viễn.

- Mặt nhai của răng sữa nhỏ hơn so với mặt nhai của răng vĩnh viễn.

- Ở răng sữa của bé có màu trắng sáng hơn, và thành phần vô cơ ít hơn so với răng vĩnh viễn.

- Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng vĩnh viễn.

Tủy răng

- Tủy răng sữa lớn hơn nếu so theo tỷ lệ kích thước thân răng

- Sừng tủy răng sữa nằm gần đường nối men ngà hơn răng vĩnh viễn.

- Răng vĩnh viết có ít ống tủy phụ so với răng sữa của bé.

Chân răng

- Chân răng cửa và răng nanh sữa dài và mảnh hơn so với răng vĩnh viễn.

- Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì lại càng tách xa hơn.

3. Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn trên phương diện sinh lý

- Răng sữa của bé sẽ mọc từ tuần thứ 4 sau khi bé chào đời và mọc đến trước khi bé 6 tuổi và không hề có răng vĩnh viễn.

- Trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi, trên hàm bé mọc lẫn lộn răng sữa với răng trưởng thành. Như vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý đến kích thước của răng. Một điều dễ nhìn thấy nhất là toàn bộ các răng vĩnh viễn của bé sẽ to hơn răng sữa.
vicare.vn-rang-sua-va-rang-vinh-vien-tim-hieu-va-cach-phan-biet-body-2

Răng vĩnh viễn.

4. Cách phòng chống sâu răng sữa của bé

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có rất nhiều vi khuản cư trú tạo thành mảng bám thân răng. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên biết cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm.

Trong lúc mang thai và đang cho con bú, các mẹ không được dùng các loại thuốc kháng sinh, thay vào đó nên ăn các loại đồ ăn có nhiều canxi lợi cho men răng của bé như cua, ốc, tốm,... đồng thời, các mẹ nên chăm chỉ uống sữa hàng ngày.

Ngay từ khi bé mới mọc răng sữa, mọi người nên vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm. Chú ý, cha mẹ không nên pha nước muối quá mặn vì điều này sẽ càng làm phá hủy men răng của trẻ. Khi trẻ đã lớn, hãy dạy trẻ nên đánh răng sau khi ăn, trước khi ngủ, để hạn chế sâu răng sữa ở bé.

Thêm vào đó, các bậc phụ huynh nên bổ sinh các thực phẩm giàu chất calci, phosphat, giảm lượng bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas. Cho trẻ ăn uống đa dạng: thịt động vật như bò, lợn, cua, tôm, cá,... cho bé ăn nhiều hoa quả chứa Vitamin. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời và điều trị.