Răng khôn mọc lệch 90 độ có nên nhổ không?
Việc nhổ răng là một trong những kỹ thuật được bác sĩ hạn chế tối đa nhất trong dịch vụ chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho bệnh nhân, chỉ trong những trường hợp cần thiết nhất thì bác sĩ mới chỉ định thực hiện. Vậy, răng khôn mọc lệch 90 độ có nên nhổ không? Cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Răng khôn mọc lệch 90 độ có nên nhổ không?
Việc nhổ răng là một trong những kỹ thuật được bác sĩ hạn chế tối đa nhất trong dịch vụ chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho bệnh nhân, chỉ trong những trường hợp cần thiết nhất thì bác sĩ mới chỉ định thực hiện. Vậy, răng khôn mọc lệch 90 độ có nên nhổ không? Cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Vì sao răng khôn lại mọc lệch?
Răng khôn thường xuất hiện từ độ tuổi 17 -25 tuổi, mọc ở cuối hàm trong khi xương hàm đã hết chỗ. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này xương hàm thường ít tăng trưởng về kích thước, xương trở nên cứng hơn, niêm mạc và mô phủ bên trên dày chắc nên răng không thể mọc lên bình thường mà có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm.
Mọc răng khôn thường rất đau nhức vì phần nướu phải bị nứt tách để răng khôn mọc lên. Thậm chí là hành sốt, mất ngủ, ăn uống khó khăn. Hơn nữa, đây lại là chiếc răng không có chức năng nào trên cung hàm nên cần phải nhổ đi để tránh những biến chứng sau:
- Răng khôn mọc ngầm đâm vào răng số 7 sẽ làm chiếc răng khỏe mạnh số 7 dần bị tiêu hủy, lung lay có thể dẫn đến sâu, nặng hơn nó sẽ khiến chiếc răng này bị chèn ép, xô đẩy và rụng đi.
- Răng khôn ở trong cùng của hàm lại mọc lệch, kẹt dưới các mô nướu, lợi trùm gây khó khăn trong việc vệ sinh khiến thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, lâu ngày gây sâu răng.
- Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn sẽ làm viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng, thậm chí là cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở to miệng.
2. Răng khôn mọc lệch 90 độ có nên nhổ không?
Theo các chuyên gia nha khoa thì bảo tồn răng luôn là nguyên tắc căn bản của mọi hoạt động điều trị, tuy nhiên bất kỳ chiếc răng nào kể cả răng khôn nên được nhổ bỏ khi sự tồn tại của nó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến các răng khác, tác động đến sức khỏe răng miệng.
Thông thường, răng khôn sẽ có các dạng mọc như sau:
- Răng khôn mọc lệch 90 độ.
- Răng khôn mọc lệch vào phía trong.
- Răng khôn mọc lệch đâm ngang sang răng hàm số 7.
- Răng khôn mọc lệch ngược vào trong xương hàm.
- Răng khôn mọc lệch bị lợi trùm và bị kẹt ở chân răng số 7.
Trong những dạng răng khôn mọc lệch thì răng khôn mọc lệch 90 độ là dạng có mức độ nguy hiểm cao vì vậy việc nhổ răng khôn là điều rất cần thiết mà các bác sĩ đều chỉ định cho bệnh nhân thực hiện. Vì nếu răng khôn mọc lệch 90 độ mà không nhổ bỏ đi thì nó sẽ gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
3. Nhổ răng khôn mọc lệch 90 độ có nguy hiểm không?
Nếu bạn nhổ răng khôn mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm tại cơ sở nha khoa uy tín, đặc biệt được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thì sẽ không để lại biến chứng hay tai biến sau nhổ nào.
Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch 90 độ, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X- Quang để biết được tình trạng cụ thể của chiếc răng khôn, cũng như bề dày của xương hàm, từ đó đưa ra biện pháp nhổ răng phù hợp.
Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi thăm tiểu sử bệnh của bạn để sử dụng loại thuốc tê phù hợp, bởi có một số trường hợp có tiểu sử bệnh huyết áp, bệnh tim sẽ có những chống chỉ định với một số loại thuốc, chính vì vậy, bạn cần cung cấp tiểu sử bệnh lý của mình để bác sĩ chọn thuốc tê cũng như liều lượng thuốc hợp lý với bạn.
Theo quy định của bộ y tế, tất cả các dụng cụ nhổ răng đều sẽ được tiệt trùng trước khi tiến hành nhổ răng, toàn bộ quy trình nhổ răng khôn mọc lệch 90 độ sẽ mất khoảng 20 phút, bạn sẽ không có cảm giác đau vì đã được gây tê.
4. Chế độ ăn uống sau nhổ răng khôn như thế nào là hợp lý?
Những thực phẩm nên ăn
Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ăn những đồ ăn lỏng và mềm, ví dụ:
- Sinh tố
- Trái cây không hạt nghiền nhuyễn
- Súp
- Nước hầm
- Sốt táo
- Quả bơ
- Kem
- Thạch
- Chuối nghiền - chuối nghiền đông lạnh thay cho kem
- Đậu nghiền, như đậu thận, đậu đen hoặc đậu bơ
- Khoai tây hoặc khoai lang nghiền
- Rau dạng nghiền nhuyễn hoặc sốt đặc, như cà rốt, parsnips, hoặc bông cải xanh
- Trứng bác
- Pho mát mềm
- Sữa chua
Tránh ăn nhiều những thực phẩm chế biến ngoài hàng, chẳng hạn như sinh tố pha nhiều đường.
Có thể dễ dàng chế biến sinh tố ở nhà bằng cách xay trái cây không hạt với sữa. Trái cây sẽ đóng góp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho chế độ ăn. Đây là những điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục.
Nếu có máy xay sinh tố, bạn có thể tự chế biến những loại sinh tố với nhiều loại trái cây và rau. Chúng sẽ cung cấp lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi. Tuy nhiên, tránh những loại trái cây có hạt nhỏ.
Các loại súp có thể đầy đủ hương vị và đóng góp chất xơ, vitamin, khoáng chất vào chế độ ăn. Nước hầm thường nhẹ hơn và sẽ có ít giá trị dinh dưỡng.
Trong khi kem lạnh và giúp giảm đau, nó chứa nhiều đường và calo. Sữa chua là một lựa chọn lành mạnh hơn, và bạn cũng có thể trộn thêm trái cây nghiền.
Rau nghiền sẽ giúp bạn không phải nhai và là món được hoan nghênh sau bữa ăn toàn đồ ăn lỏng.
Bí quyết:
- Tránh ăn các thực phẩm ngọt, và ủng hộ những thực phẩm lành mạnh.
- Dự trữ sẵn các thành phần nguyên liệu ở nhà từ trước.
- Chỉ sử dụng các loại trái cây không hạt.
- Sinh tố rau xanh và súp sẽ làm tăng lượng rau và chất xơ.
Các thực phẩm cần tránh
Những loại thực phẩm sau đây có thể gây hại cho quá trình liền vết thương sau nhổ răng khôn:
- Các loại hạt, có thể bị mắc kẹt trong vết thương và gây nhiễm trùng
- Hạt tiêu và các loại gia vị khác để lại bã cứng
- Thức ăn cay nóng
- Khoai tây chiên và bỏng ngô
- Các loại thực phẩm khác cần nhai nhiều
Các thức ăn có tính axit cũng có thể gây kích ứng chỗ nhổ răng và chậm liền.
Một nghiên cứu đã gợi ý rằng nồng độ pH của vết thương, cho thấy độ axit hoặc độ kiềm của nó, có thể ảnh hưởng đến liền vết thương.
Tuy nhiên, nghiên cứu xem xét những vết thương mạn tính kéo dài vài tháng. Vết thương do nhổ răng khôn hiếm khi mạn tính và thường liền nhanh hơn
Tránh thức ăn có tính axit sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi ăn, chứ không phải là giúp hồi phục.
Ngoài ra, bạn nên tránh uống bằng ống hút, vì việc mút/hút có thể gây ra một tình trạng đau gọi là khô ổ răng.
5. Phục hồi và tự chăm sóc
Nhổ răng khôn có thể là thủ thuật khá nhanh, chỉ kéo dài khoảng 20 phút, nhưng cũng có thể phải nhập viện và gây mê. Nhổ nhanh thường được tiến hành bằng gây tê tại chỗ.
Thời gian phục hồi khác nhau tùy từng người, cũng như khả năng ăn trở lại bình thường sau đó.
Ngay sau khi nhổ răng và trong vài ngày tiếp theo, bạn nên ăn thực phẩm lỏng và mềm. Quá trình liền và sự thoải mái của từng người sẽ quyết định khi nào có thể ăn thức ăn cứng.
Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng của việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, tình trạng đau, viêm, và cứng hàm có thể khiến bạn khó ăn uống sau khi nhổ răng khôn.
Bác sĩ sẽ cho bạn hướng dẫn cụ thể và kháng sinh, ngoài thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Hãy sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
Bác sĩ cũng có thể khuyên sử dụng nước súc miệng sát trùng thường xuyên, bắt đầu 24 giờ sau khi nhổ.
Kháng sinh
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh amoxicillin sau khi nhổ răng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tổng kết các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tuân thủ phác đồ kháng sinh giảm 70% nguy cơ nhiễm trùng, giảm 38% nguy cơ khô ổ răng và nói chung ít đau hơn.
Điều quan trọng là phải hoàn thành đầy đủ liệu trình kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và kháng kháng sinh.
Thuốc chống viêm
Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống viêm như dexamethason, diclofenac,... sau khi nhổ răng. Nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giảm đau
Mọi người thường uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau sau khi nhổ răng khôn. Các nghiên cứu cho thấy ibuprofen có thể hiệu quả hơn acetaminophen sau thủ thuật này.
Thời gian nghỉ làm
Thời gian nghỉ làm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thủ thuật và có thể phụ thuộc vào việc có cần gây mê hay không. Nói chung thường bạn cần nghỉ 1-2 ngày để hồi phục.
Xem thêm:
- Răng khôn có nên nhổ?
- Đang mang thai có được nhổ răng khôn không?
- Không nhổ răng khôn có sao không?