Rạch tầng sinh môn khi sinh con được thực hiện như thế nào?

Làm mẹ là một nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của nữ giới. Tuy nhiên, việc sinh đẻ lại rất đau đớn và là nỗi sợ hãi của nhiều chị em. Với các chị em muốn sinh con theo cách tự nhiên, cần biết là đôi khi bác sĩ sẽ phải rạch tầng sinh môn để các chị em dễ đẻ hơn. Vậy rạch tầng sinh môn là gì và cần phải chăm sóc thế nào đối với vết rạch?

Rạch tầng sinh môn khi sinh con được thực hiện như thế nào? Rạch tầng sinh môn khi sinh con được thực hiện như thế nào?

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là phần cơ thể ở giữa âm hộ và hậu môn, thường dài từ 3 đến 5 cm. Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ và nâng đỡ nội tạng vùng chậu như tử cung và âm đạo. Ngoài ra, nó còn góp phần quan trọng vào hoạt động quan hệ tình dục nam nữ.

Khi sinh con, tầng sinh môn sẽ giãn rộng ra để đứa trẻ chui lọt ra ngoài. Tuy nhiên, với những người phụ nữ sinh con lần đầu, tầng sinh môn chưa được co giãn, có thể giãn đến hiện tượng rách tầng sinh môn. Nếu đứa trẻ lớn, hoặc đầu to, việc sinh ra có thể khó khăn hơn. Lúc này bác sĩ đỡ đẻ cũng sẽ lựa chọn rạch tầng sinh môn.

Không phải bà mẹ sinh con nào cũng phải rạch tầng sinh môn. Thủ thuật này được thực hiện dựa theo chuẩn đoán của bác sĩ khi mẹ gặp khó khăn khi sinh, ví dụ như:

  • Tầng sinh môn co giãn kém, không giãn nở đủ để đứa bé lọt ra ngoài
  • Mẹ bị viêm âm đạo hoặc đáy chậu có phù nề
  • Thai nhi có đầu to
  • Co bóp tử cung không đủ mạnh
  • Sản phụ trên 35 tuổi
  • Sản phụ bị bệnh tim hoặc bị tăng huyết áp trong thai kì
vicare.vn-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-con-duoc-thuc-hien-nhu-nao-body-1

Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện như thế nào?

Trên thực tế, đối với những bà mẹ sinh con đầu, rất dễ bị rách tầng sinh môn do tầng sinh môn còn chắc. Vì vậy, các bác sĩ thường chủ động rạch tầng sinh môn khoảng 2 đến 4 cm để giúp mở rộng đường ra của thai nhi. Các vết rạch đường sinh môn sẽ dễ khâu và liền lại có thẩm mỹ hơn là khi bị rách tầng sinh môn. Vết rạch đường sinh môn cũng tốt hơn bị rách, do khi bị rách đường sinh môn, vết rách không thẳng khó khớp vào nhau và liền lại. Rất có thể rách tầng sinh môn sẽ lớn hơn vết rạch, và ảnh hưởng đến các cơ quan trọng của vùng này.

Trước khi rạch tầng sinh môn, sản phụ sẽ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ. Nếu sản phụ lựa chọn phương pháp sinh đẻ không đau thì toàn bộ vùng đó đã được gây tê. Rất nhiều sản phụ đau đớn do cơn co bóp tử cung nên cũng sẽ không cảm thấy đau khi bác sĩ rạch đường sinh môn.

Sự cần thiết của rạch đường sinh môn vẫn giãng được các nhà khoa học thảo luận. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, rạch đường sinh môn sẽ có lợi hơn. Các bác sĩ luôn cân nhắc rất kỹ càng trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này.

Sau khi kết thúc quá trình sinh sản, vết rạch đường sinh môn sẽ được khâu lại. Thường thì sẽ mất khoảng hai mươi phút, nhưng bác sĩ sẽ tiếp tục gây tê để sản phụ không cảm thấy đau. Nếu được xử lý cẩn thận, vết rạch sẽ liền lại dễ dàng.

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn như thế nào?

vicare.vn-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-con-duoc-thuc-hien-nhu-nao-body-2
Vệ sinh vùng kín và vết khâu hằng ngày bằng nước ấm

Nếu được chăm sóc đúng cách, vết rạch tầng sinh môn sẽ liền lại hoàn toàn trong khoảng 2-3 tuần.

  • Vệ sinh vùng kín và vết khâu hằng ngày bằng nước ấm. Có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước chè xanh.
  • Hết sức nhẹ nhàng khi lau rửa vùng kín.
  • Dùng khăn sạch lau sau khi đi tiểu.
  • Di chuyển nhẹ nhàng. Mặc dù vết rạch đau, nhưng việc đi lại giúp tăng tuần hoàn máu và vết thương mau lành hơn.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả để tránh bị táo bón, lúc đi đại tiện sẽ không phải rặn nhiều, ảnh hưởng đến vết thương.
  • Mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát.

Làm thế nào để tránh phải rạch tầng sinh môn?

vicare.vn-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-con-duoc-thuc-hien-nhu-nao-body-3
Trước khi sinh từ sáu đến tám tuần, các bà mẹ nên mát-xa vùng chậu nhẹ nhàng để vùng chậu có thể co giãn

Để giảm bớt một nỗi lo phải rạch tầng sinh môn và sinh con dễ giãng hơn, các thai phụ có thể sử dụng những cách sau để cơ thể sẵn sàng cho việc sinh đẻ.

  • Mát-xa vùng chậu: trước khi sinh từ sáu đến tám tuần, các bà mẹ nên mát-xa vùng chậu nhẹ nhàng để vùng chậu có thể co giãn và giãn làm quen với việc có lực tác động.
  • Bài tập Kegel: đây là một bài tập đơn giản và rất tốt cho việc luyện tập co giãn vùng kín. Bài tập này có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Tập trung tinh thần vào vùng kín, nhất là hậu môn và âm đạo. Co các cơ lại giống như khi bạn đang cố nhịn tiểu và giữ càng lâu càng tốt. Làm vậy khoảng mười lần cho mỗi lần tập. Nên tập từ 3-4 lần một ngày.
  • Bài tập Squat: bài tập này gần giống như ngồi xổm, giúp cho cơ đùi khỏe hơn và mở rộng xương chậu. Trước hết, dạng hai chân ra bằng vai. Từ từ ngồi xổm xuống. Hai bàn tay có thể chụm vào theo tư thế cầu nguyện, khuỷu tay đẩy hai đầu gối ra. Giữ tư thế lâu nhất có thể.
  • Đi bộ nhẹ nhàng: đi bộ nhẹ nhàng giúp mẹ khỏe hơn, tinh thần thoải mái, và em bé có thể lọt xuống vùng sàn chậu, dễ chui ra ngoài hơn.

Xem thêm:

  • Để rặn đẻ không bị rạch tầng sinh môn, mẹ bầu phải biết những điều này
  • Làm thế nào để khi sinh thường không bị rạch tầng sinh môn?
  • Những điều cần biết về phẫu thuật tầng sinh môn sau sinh