Quất hồng bì được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo những cách nào?

Quất hồng bì là loại trái thường được sử dụng làm thuốc mà nhiều người thường truyền miệng với nhau rằng đây ra bài thuốc quý và đa tác dụng. Vậy sự thật về những thông tin trên có đúng hay không? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quất hồng bì được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo những cách nào?

Quất hồng bì được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo những cách nào? Quất hồng bì được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo những cách nào?

1. Tìm hiểu về quất hồng bì

Quất hồng bì còn có tên gọi khác ở một số địa phương là dổi hay hoàng bì, quất bì. Nó có tên khoa học là Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ cam quýt. Cây quất hồng bì mang đặc điểm thân gỗ, cao khoảng 3 đến 5 m, có thể mọc hoang hoặc được trồng từ Hà Tĩnh trở ra tới miền Nam Trung Quốc.

Trong Đông y, lá quất hồng bì mang vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng trị cảm nắng, cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả có vị chua, hơi ấm, tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và hạn chế nôn mửa.

Quất hồng bì
Quất hồng bì còn có tên gọi khác ở một số địa phương là dổi hay hoàng bì, quất bì

2. Quất hồng bì được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo những cách nào?

Quất hồng bì được đem làm thuốc bằng cách đem quả bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì; hạt quất hồng bì và vỏ rễ cây có vị đắng, tính ấm, lợi tiêu hóa, quả chín phơi khô, có công dụng kết hợp với một cây thuốc nam giã ra bã đắp chữa rắn độc cắn, lá có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giảm ho, vỏ và rễ phơi khô dùng toàn cây quất hồng bì để làm thuốc. Công thức cực kỳ đơn giản đó là chuẩn bị hồng bì 50g đã bỏ hạt và phơi khô, vỏ rễ dâu hay còn gọi tang bạch bì 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Đem đi sắc cô đặc rồi uống, liều uống tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh. Trong vài ngày sẽ giảm đi triệu chứng ho, long đờm.

Với những trường hợp viêm họng gây đau rát cổ họng thì người bệnh nên mang theo sẵn quất hồng bì cùng vài hạt muối biển ngậm hằng ngày. Mỗi ngày ngậm 3- 4 lần sẽ giúp cổ họng dịu đi và nhanh chóng khỏi bệnh.

Lá cây được dùng trong các trường hợp giảm đau hạ sốt, nhất là ở trẻ em. Ngoài ra nó còn được dùng để gội đầu giúp trị gàu, làm sạch và trơn tóc bằng cách sử dụng lá quất hồng bì đem nấu nước để gội.

vicare-quat-hong-bi-duoc-su-dung-lam-thuoc-chua-benh-theo-nhung-cach-nao-body-2
Lá cây được dùng trong các trường hợp giảm đau hạ sốt

Với những người có hệ tiêu hóa kém thì đây là bài thuốc hiệu quả nhằm hỗ trợ tiêu hóa, giúp người bệnh thèm ăn và ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Bạn chỉ cần lấy 30g vỏ thân cây hoặc rễ, rễ sử quân 20g, 20g khế chua đem đi sao vàng, sắc đặc, chia ra nhiều lần uống trong ngày và uống trong nhiều ngày liền. Bài thuốc này còn được dùng hỗ trợ cho những phụ nữ sau khi sinh giúp hồi phục sức khỏe.

Cao khô từ quất hồng bị được tinh chiết bằng methanol có tác dụng kháng các loại vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) và vi khuẩn đường ruột E.coli. Các nhà khoa học đã làm thực nghiệm trên lâm sàng và đưa ra kết luận quất hồng bì điều trị các chứng bệnh lỵ amíp, trực trùng (phối hợp với khổ luyện tử, hòe hoa) cho kết quả tốt hơn tân dược (ganidan, tetracyclin).

Quất hồng bì là loại quả có tác dụng chữa bệnh rất tốt và cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên cũng không nên lợi dụng mà gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Không được tự ý điều chỉnh liều lượng khi làm thuốc và trước khi sử dụng bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trong những trường hợp bệnh cụ thể.

Xem thêm:

  • Cây mật gấu trị bệnh gì?
  • Tại sao lá lốt có thể chữa được bệnh xương khớp?
  • 7 loại trà thải độc gan từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe