Quanh cằm bị mụn có nên đi khám nội tiết không?

Mụn do rối loạn nội tiết tố khiến các chị em phải đau đầu cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc bên ngoài. Bị mụn có nên đi khám nội tiết không? Muốn diệt tận gốc loại mụn này, chị em phải làm thế nào?

Quanh cằm bị mụn có nên đi khám nội tiết không? Quanh cằm bị mụn có nên đi khám nội tiết không?

1. Mụn do rối loạn nội tiết là gì? Quanh cằm bị mụn có nên đi khám nội tiết không?

Mụn do rối loạn nội tiết tố xuất hiện do tình trạng tăng - giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể.

Thông thường, rối loạn nội tiết tố xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi từ 20 - 29 bị mụn do rối loạn nội tiết tố. Ở phụ nữ từ 40 - 49 tuổi, con số này giảm còn 25%.

Những nhân tố góp phần gây mụn bao gồm thời kỳ hành kinh và mãn kinh. Nó cũng có thể phát triển từ mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ và u nang. Thế nên, điều gây đau đầu cho nhiều chị em khi bị mụn nội tiết đó là không chỉ ảnh hưởng ngoại hình, da xấu mà tình trạng mụn còn bao gồm mụn bọc và các thể loại mụn như mụn đầu đen, mụn u ở thể nhẹ, mụn ẩn.

Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình trạng và cách trị mụn thì bạn nên đi khám để được hướng dẫn và chăm sóc da tốt hơn.

2. Đặc điểm của mụn do rối loạn nội tiết

Ở giai đoạn dậy thì, mụn do rối loạn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T trên khuôn mặt. Ở người trưởng thành lại thường xuất hiện ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm vùng dưới cằm và xung quanh hàm. Một số người thì mụn lại thường xuất hiện nhiều ở hai bên má.

Mụn do rối loạn nội tiết tố có thể hình thành với nhiều dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc...

Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng hóc môn trong cơ thể, khiến thay đổi hoạt động các tuyến dầu, bùng phát bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc, viêm đỏ, và xuất hiện mụn có

HoiBenh.vn-quanh-cam-bi-mun-co-nen-di-kham-noi-tiet-to-khong-body-2
Đặc điểm của mụn do rối loạn nội tiết

3. Mụn xuất hiện khi nào

Mụn thường xuất hiện nhất vào giai đoạn dậy thì, trước thời điểm kinh nguyệt hàng tháng, tiền mãn kinh hoặc khi ngừng dùng thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng. Đôi khi tâm lý chị em căng thẳng và bất ổn cũng là nguyên nhân gây ra mụn nội tiết.

4. Cách điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố

Chăm sóc da luôn là một trong những bước quan trọng, giúp bạn hạn chế tối đa hoặc đối phó với mụn do rối loạn nội tiết tốt nhất. Vì vậy, các chị em tuyệt đối không dược lười biếng trong việc chăm sóc da. Tuy nhiên chăm sóc da thôi chưa đủ. Với tên gọi mụn nội tiết thì điều trị cần kết hợp cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài. Cách trị mụn nội tiết thì hầu như không phải là đơn giản vì nó phụ thuộc rất lớn vào sự cân bằng hóc môn trong cơ thể, vì thế các chị em phải tìm cách ổn định từ bên trong, chăm sóc da bên sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Chăm sóc da bị mụn nội tiết bên ngoài:

  • Phải luôn giữ sạch sẽ làn da, vệ sinh 2 lần/ngày.
  • Hạn chế trang điểm, cũng như tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm tránh phát sinh mụn ẩn, bí tắc thêm lỗ chân lông.
  • Tránh đi ra ngoài nắng cũng như sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khi phải ra ngoài trời.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa retinol, BHA, AHA, hay vitamin C để đẩy mụn dưới da cũng như để mụn nhanh chín. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ để khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da bị xung đột và giảm hiệu quả, retinol không thể bôi khi có ánh sáng, tránh sử dụng trong BHA, AHA,...
  • Sử dụng các thuốc bôi trị mụn bên ngoài có chứa phẩm Benzoyl Peroxide hay Tee Tree Oil có hiệu quả chống lại mụn trứng cá và kháng khuẩn. Sử dụng một hoặc hai lần một ngày để nhanh khỏi mụn. Các chị em nên kiểm tra thử trước ở một khoảng da nhỏ để tránh bị dị ứng nhé. Và khi sử dụng cũng nên là chấm đầu mụn thôi nhé, sẽ gây khô da.
HoiBenh.vn-quanh-cam-bi-mun-co-nen-di-kham-noi-tiet-to-khong-body-3
Vệ sinh 2 lần/ngày

Chăm sóc da bị mụn nội tiết từ bên trong:

  • Ngủ nghỉ đầy đủ, tránh thức quá khuya, ngủ sớm từ 21h-23h để da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc và diễn ra tự nhiên.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin E,... để dưỡng da khỏe mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè Vằng, trà Atiso,...
  • Với các trường hợp mụn nhẹ, các chị em có thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn sau:
  • Thuốc tránh thai được dùng để điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố thường có chứa ethinylestradiol cùng với một trong các thành phần sau: Drospirenone, Norgestimate, Norethindrone. Các thành phần này có thể cùng nhau cải thiện tình trạng mụn, đặc biệt là trong những thời điểm hormone tăng cao như thời kỳ rụng trứng. Tuy nhiên, nếu có tiền sử cao huyết áp, ung thư vú hay bệnh đông máu thì bạn không nên sử dụng biện pháp này để điều trị mụn.
  • Thuốc chống androgen

Các loại thuốc chống Androgen có tác dụng giảm lượng nội tiết tố nam Androgen. Nồng độ Androgen tăng cao được cho là có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn trứng cá thông qua việc làm tăng quá trình sản xuất dầu nhờn trên da.

  • Retinoid

Nếu tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố không quá nghiêm trọng, các chị em có thể sử dụng retinoid, loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Rất nhiều loại kem retinoid, gel hay lotion không kê toa có công dụng trị mụn, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính an toàn.Vì sản phẩm này có chứa retinoid, vậy nên các chị em cần thoa kem chống nắng mỗi ngày vì retinoid sẽ làm da dễ bị bắt nắng hơn.

5. Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa mụn do rối loạn nội tiết tố

HoiBenh.vn-quanh-cam-bi-mun-co-nen-di-kham-noi-tiet-to-khong-body-4
Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa mụn do rối loạn nội tiết tố

Bên cạnh việc chăm sóc mụn nội tiết từ bên trong lẫn bên ngoài, lẫn thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn.

Một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, đặc biệt là các thực phẩm chống viêm giàu chất chống oxy hóa. Axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm viêm da và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố.

Hạn chế các loại đồ ăn: Đường, các sản phẩm từ sữa, tinh bột tinh chế...

Ăn nhiều các loại rau xanh, ăn nhiều trái cây

Ngủ nghỉ sinh hoạt đúng giờ, hạn chế thức quá khuya, nên ngủ từ 21h-23h.

Quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết đòi hỏi bạn phải thật kiên trì. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để nhanh chóng tạm biệt những tên mụn nội tiết xấu xí nhé.

Xem thêm:

  • Những điều bạn cần biết về mụn trứng cá
  • Bạn biết gì về mụn trứng cá?
  • Cách trị mụn bằng trứng gà hiệu quả