Quan hệ khi đang có bầu thì tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với các cặp vợ chồng, “chuyện ấy” khi mang thai là một vấn đề khá tế nhị. Theo một số quan niệm trong dân gian, trong suốt thời kỳ mang thai, cặp đôi không được gần gũi nhau bởi sẽ ảnh hưởng và đe dọa đến sự an toàn của thai nhi trong bụng. Liệu điều này có đúng với thực tế và tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Quan hệ khi đang có bầu thì tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với các cặp vợ chồng, “chuyện ấy” khi mang thai là một vấn đề khá tế nhị. Theo một số quan niệm trong dân gian, trong suốt thời kỳ mang thai, cặp đôi không được gần gũi nhau bởi sẽ ảnh hưởng và đe dọa đến sự an toàn của thai nhi trong bụng. Liệu điều này có đúng với thực tế và tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Quan hệ khi mang thai: Tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục đúng cách khi mang thai hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé. Ngược lại, nó có lợi cho tâm sinh lý và sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, với câu hỏi “tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không” thì câu trả lời là không tác động gì đến sự hình thành, phát triển của bào thai. Các cặp vợ chồng vẫn có thể làm giao hợp bình thường, đặc biệt, nên chú ý hơn về cường độ, tần suất.
Trên thực tế, sự lo lắng của bố mẹ về tinh trùng sẽ ảnh hưởng đối với thai nhi là đúng nhưng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn. Vì vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy thai nhi nhận biết được bố mẹ đang giao hợp. Bên cạnh đó, hiện tượng dị ứng với tinh dịch có thể gây khó chịu đối với mẹ nhiều hơn là thai nhi. Do đó, một số chị em có cảm giác rát ngay sau khi chồng vừa xuất tinh (do thành phần hóa học của tinh dịch) nên lầm tưởng sẽ gây hại cho bào thai.
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, cần thận trọng với “chuyện ấy” nhằm tránh prostaglandin (đóng vai trò như một chất trung gian hóa học về cơ chế viêm và nhận cảm đau) trong tinh trùng có thể gây ra các cơn co.
Với tam cá nguyệt thứ 2, vấn đề tiếp xúc với tinh trùng của thai nhi sẽ an toàn hơn. Lúc này thai nhi đã lớn, ra khỏi khoang xương chậu. Thai được bảo vệ bởi túi ối, màng ối bao bọc xung quanh. Đồng thời, cổ tử cung đóng kín do nút nhầy chặn lại, thành tử cung vững chắc khiến cho tinh trùng không thể chạm vào bên trong gây nguy hại cho bé. Cho nên những tác động từ việc “yêu” đến thai nhi gần như rất ít khi xảy ra. Ngay cả với việc cổ tử cung co bóp khi có hưng phấn, kích thích trong quá trình “ân ái” cũng ít ảnh hưởng đến thai nhi.
Đến giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, đặc biệt trong một vài tuần cuối cùng trước sinh, nên hạn chế chuyện quan hệ tình dục bởi tinh trùng có chứa prostaglandins có thể gây ra các cơn gò chuyển dạ ngoài dự đoán.
Khi nào cần hạn chế giao hợp trong thời gian mang thai?
Đối với những trường hợp dưới đây, các cặp đôi cần hạn chế hoặc kiêng quan hệ để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi:
- Xuất hiện hiện tượng ra máu ở bất kỳ giai đoạn nào của thai nghén
- Thai phụ đã có tiền sử sảy thai, đẻ non
- Các lần mang thai trước bị vỡ ối sớm
- Đang nghi ngờ hoặc bị rau tiền đạo
- Đang mang song thai, hoặc nhiều thai
- Có vấn đề về hở eo cổ tử cung
- Nhiễm độc thai nghén, nôn nhiều kèm theo tăng huyết áp
Một số điều cần lưu ý về quan hệ khi mang thai?
- Nên có sự cẩn trọng trong việc quyết định quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối bởi nguy cơ đe dọa động thai, sinh non có thể xảy ra.
- Người chồng nên chọn những tư thế nhẹ nhàng, thoải mái và thuận tiện cho người vợ. Không vì cảm xúc cá nhân mà quên đi sức khỏe, an toàn của thai phụ và em bé trong bụng.
- Hạn chế các tư thế, động tác gây đè ép, chấn động mạnh đến bụng dưới và tử cung. Những chấn động mạnh trong suốt thai kỳ đều chứa đứng ít nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến bào thai. Chính vì thế hãy biết lựa chọn những kiểu “yêu” phù hợp cho các bà bầu.
- Hệ miễn dịch của thai phụ khá nhạy cảm trong giai đoạn mang thai, do vậy cần chủ động phòng tránh các bệnh viêm nhiễm sinh dục và một số bệnh lý lây truyền qua đường quan hệ tình dục nguy hiểm. Nên sử dụng bao cao su để hạn chế tình trạng dị ứng có thể xảy ra.
- Trong quá trình giao hợp, nếu xảy ra bất kỳ điều gì bất thường như ra máu, đau bụng dưới, tiết dịch phải lập tức ngưng giao hợp, đưa thai phụ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Những tư thế quan hệ có thể áp dụng
Tư thế úp thìa
Với tư thế này, mẹ bầu sẽ nằm nghiêng giống chữ “C” và bạn tình nằm cùng hướng ở phía sau. Giao hợp theo tư thế này giúp các bà bầu không bị gây áp lực lên bụng mặc dù không có sự xâm nhập sâu từ chàng. Sự thân mật giữa cặp đôi cũng tăng lên đáng kể, cả hai có thể hoàn toàn yên tâm cho sự an toàn của bé trong bụng.
Tư thế người nữ ở trên (Woman on Top)
Khi thực hiện tư thế ngồi trên, chị em có thể chủ động kiểm soát được sự xâm nhập của chàng và hạn chế tối thiểu áp lực lên vùng bụng. Với mức độ xâm nhập sâu và rộng, cả hai dễ dàng “lên đỉnh”. Các mẹ bầu khi mang thai ở giai đoạn thai kỳ thứ 3 nên thận trọng khi lựa chọn tư thế này bởi nó có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt.
Tư thế Doggy
Thai phụ sẽ quỳ gối và chống hai tay xuống mặt sàn, anh ấy sẽ thâm nhập từ phía sau. Nếu cảm thấy không thoải mái và mệt, chị em có thể kê thêm một số vật dụng mềm như gối, chăn để tì vào. Tư thế Doggy là tư thế giúp nữ giới dễ “lên đỉnh” mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi. Khi bụng bầu đã to, nặng nề nên tránh quan hệ tư thế này.
Tư thế mặt đối mặt
Tùy vào sự điều chỉnh của cả hai mà vợ chồng nằm ngang hoặc thấp hơn một chút, quay mặt về nhau để dễ hơn trong việc quan hệ. Mức độ khăng khít, âu yếm, thể hiện tình cảm cũng gia tăng. Bên cạnh đó áp lực lên bụng bầu vợ cũng được hạn chế rất nhiều.
Tư thế vuông góc
Bà bầu có thể nằm trên giường, người chồng tùy thuộc vào độ cao để quỳ hoặc đứng và thâm nhập vào bên trong. Với thực hiện kiểu tư thế này, mẹ hoàn toàn yên tâm vì bé yêu an toàn mà bố mẹ vẫn tận hưởng trọn vẹn những giây phút ngọt ngào của mình.
Xem thêm:
- Mang thai 3 tháng cuối có nên quan hệ tình dục?
- Lưu ý khi quan hệ tình dục trong 3 tháng mang thai đầu
- Quan hệ tình dục ở thời kỳ đầu mang thai có nguy cơ sảy thai không?