Quai bị lây qua đường nào và làm sao để chủ động phòng ngừa?

Quai bị là bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh dễ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Vì vậy việc tìm hiểu quai bị lây qua đường nào sẽ giúp mỗi người chăm sóc thật tốt cho bản thân để chủ động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.

Quai bị lây qua đường nào và làm sao để chủ động phòng ngừa? Quai bị lây qua đường nào và làm sao để chủ động phòng ngừa?

Quai bị là bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh dễ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Vì vậy việc tìm hiểu quai bị lây qua đường nào sẽ giúp mỗi người chăm sóc thật tốt cho bản thân để chủ động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này.

Virus paramyxovirus khi xâm nhập vào cơ thể

Để tìm hiểu quai bị lây qua đường nào thì trước hết cùng Vicare tìm hiểu sự phát triển của virus paramyxovirus khi xâm nhập vào cơ thể. Khi vi rút tấn công vào cơ thể sẽ di chuyển từ đường hô hấp, bao gồm có mũi, miệng, cổ họng. Sau đó nhanh chóng di chuyển vào tuyến mang tai. Tại đây vi rút bắt đầu phát triển khiến cho tuyến nước bọt hai bên mang tai người bệnh bị sưng to, cảm giác đau nhức khi chạm nhẹ.

Khi mắc bệnh quai bị nếu không được ngăn chặn, điều trị kịp thời, vi rút sẽ tiếp tục xâm nhập, tấn công vào dịch não tủy – đây là lớp lỏng có tác dụng bao quanh, bảo vệ não và cột sống. Vi rút xâm nhập vào não tủy thì có thể sẽ lây lan tới mọi bộ phận của cơ thể như não, tuyến tụy, tinh hoàn (đối với nam giới), buồng trứng (đối với nữ giới).

vicare.vn-quai-bi-lay-qua-duong-nao-va-lam-sao-de-chu-dong-phong-ngua-body-1

Bệnh quai bị nếu không ngăn chặn sớm sẽ gây ra biến chứng đến các bộ phận khác.

Quai bị lây qua đường nào

Như vậy qua tìm hiểu ở trên chúng ta thấy quai bị rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch bệnh. Quai bị lây qua đường nào sẽ có câu trả lời ngay dưới đây.

- Người khỏe mạnh hít phải bụi nước bọt do người bệnh hắt hơi hoặc ho thì cũng tạo điều kiện để vi rút gây bệnh quai bị xâm nhập, tấn côn.

- Người mắc bệnh quai bị chạm tay vào miệng, mũi. Sau đó chuyển vi rút mang mầm bệnh sang các vật dụng như tay nắm cửa, mặt bàn, bàn phím, đồ dùng trong gia đình,... Không lâu sau đó nếu người khác tiếp xúc với các vật dụng này thì vi rút sẽ dễ dàng di chuyển vào đường hô hấp và gây ra bệnh quai bị.

- Việc dùng chung khăn mặt, dao, chén, đĩa, thau chậu,... với người mắc bệnh.

vicare.vn-quai-bi-lay-qua-duong-nao-va-lam-sao-de-chu-dong-phong-ngua-body-2

Phòng ngừa bệnh quai bị

Để hạn chế mắc bệnh quai bị thì việc phòng ngừa quai bị là vô cùng quan trọng và cần thiết. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị: khi trẻ từ 12 tháng tuổi là có thể tiêm phòng ngừa bệnh quai bị.

- Khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị mà chưa tiêm phòng thì cần nhanh chóng tiêm phòng trước 72h sau khi tiếp xúc người bệnh.

- Thực hiện một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Luyện tập hàng ngày để có một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai và tăng cường sức đề kháng.

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bảo vệ đường hô hấp một cách tốt nhất.

- Mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp, hạn chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.

Qua bài viết trên đây các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi quai bị lây qua đường nào. Hi vọng các bạn sẽ chăm sóc tốt bản thân để phòng ngừa và không mắc căn bệnh này.

>>> Xem thêm: Bị quai bị có đau không, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị quai bị