Quá trình hình thành tim thai của thai nhi trong bụng mẹ

Tim thai là dấu hiệu sinh tồn cho biết thai nhi trong bụng mẹ có đang phát triển bình thường không. Trong số các cơ quan được hình thành từ phôi thai, tim thai là cơ quan hình thành từ rất sớm. Tim thai có nhiệm vụ lớn với sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, dựa vào tim thai các bác sĩ còn có thể chẩn đoán được tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Quá trình hình thành tim thai của thai nhi trong bụng mẹ Quá trình hình thành tim thai của thai nhi trong bụng mẹ

Tim thai hình thành như thế nào?

  • Khi mẹ mang thai được 5 tuần tuổi, dù bào thai vẫn chưa hình thành tay chân nhưng phôi thai đã bắt đầu phân chia cho nhiều tế bào hơn và có hình hài, một hạt nhỏ ở giữa phôi phát triển thành tim thai, tim thai đã bắt đầu phát triển và trong quá trình hoàn thiện.
  • Sang tuần thứ 6, hình thành tim thai rõ nét và đi vào hoạt động. Hết tuần thứ 6 tim thai phân chia các ngăn và lớn dần theo sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Tuần thứ 7 của bào thai, tim thai phân chia thành buồng trái và buồng phải.
  • Tim thai bắt đầu những tiếng đập nhẹ ở tuần thai 11 và hoàn thiện vào khoảng tuần thứ 12
  • Ở tuần thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn, tuần thứ 16 thì tim có thể bơm máu 24 lít/ngày và tăng dần thể tích máu bơm theo sự phát triển của bé. Lúc này có thể xem như tim đã hoàn chỉnh về cấu tạo lẫn chức năng.

Tim thai vẫn tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng trong khoảng thời gian tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, bình thường tim thai vào khoảng từ 120 – 160 lần /phút, lúc trẻ cựa quậy nhiều nhịp đập có thể tăng lên 180 lần/phút.

vicare.vn-qua-trinh-hinh-thanh-tim-thai-cua-thai-nhi-trong-bung-me-body-1

Bố mẹ bắt đầu nghe được tim thai của bé lúc nào?

Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, tim thai đập vào khoảng 110 nhịp/phút, lúc này bác sĩ có thể giúp mẹ bầu nghe tim thai bằng cách dùng thiết bị siêu âm cầm tay (doppler) đặt trên bụng mẹ để khuếch đại âm thanh. 2 tuần sau đó, nhịp tim có thể tăng lên 150-170 nhịp/phút và nhanh gấp đôi nhịp tim mẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phôi thai phát triển chậm hơn bình thường, lúc này phải đợi đến khoảng tuần 8 – 10 bác sĩ mới nghe được tim thai.

Mẹ bầu sẽ nghe được tim thai của con trực tiếp bằng tai thường vào khoảng tuần thai thứ 20. Nhịp tim càng to và càng dễ nghe thấy sẽ chứng minh thai nhi của bạn đang rất khoẻ mạnh.

Tim thai có thể cho bạn gợi ý về giới tính của thai nhi, tim thai nữ thường đập nhanh hơn tim của bé trai. Nhịp tim ở trẻ trai thường dưới 140 nhịp/ phút trong khi trẻ gái là trên 140 nhịp/ phút.

Nhịp tim bình thường của thai nhi ở từng giai đoạn của tuổi thai:

  • Tuần thai thứ 5 – 6, tim thai đập trung bình khoảng 110 nhịp/phút.
  • Tuần thai thứ 9 – 10, tim thai đập trung bình 170 nhịp/phút.
  • Tuần thai thứ 14 – 19, tim thai có xu hướng giảm xuống khoảng 150 nhịp/phút.
  • Từ tuần thai thứ 20, tim thai ổn định khoảng 140 nhịp/phút.

Nhịp tim thai nhi giảm xuống khoảng 130 nhịp/phút trong 3 tháng cuối thai kỳ và và duy trì ở mức này cho đến ngày chào đời.

Phát hiện bất thường ở thai nhi thông qua nhịp tim thai

Tim thai đập nhanh

Tim thai được xem là nhanh khi nhịp đập thông thường lớp hơn 180 nhịp/ phút, đây có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc do mẹ đang sốt cao. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên chú ý điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Tim thai đập chậm

Nguyên nhân tim thai chậm đến từ khả năng lưu thông máu của mẹ kém, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và máu cung cấp cho thai lượng oxy thấp

Tim thai đập chậm được xem là báo hiệu nguy hiểm hơn cả tim thai đập nhanh. Cụ thể, tính nhịp tim thai của trẻ ở 12 tuần và những nguy cơ sau đây:

  • Tim thai dưới 70 nhịp/phút, nguy cơ sảy thai là 100%.
  • Tim thai dưới 90 nhịp/phút, nguy cơ sảy thai là 86%.
  • Tim thai dưới 120 nhịp/phút, nguy cơ sảy thai là 50%.
vicare.vn-qua-trinh-hinh-thanh-tim-thai-cua-thai-nhi-trong-bung-me-body-2

Một số trường hợp có thể không nghe được tim thai

Sảy thai tự nhiên (thai chết lưu)

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Thai chết lưu xuất phát từ những nguyên nhân:

  • Rối loạn đông máu ở mẹ, gây cản trở sự lưu thông máu từ mẹ cho thai do tình trạng huyết khối và cục máu đông xuất hiện trong các mạch máu nhỏ ở nhau thai và dây rốn.
  • Chất lượng tinh trùng và trứng kém hoặc một số bất thường trong quá trình phân chia tế bào làm xuất hiện những nhiễm sắc thể đột biến trong bào thai.
  • Nhau quấn cổ ngăn cản quá trình cung cấp máu và oxy vào cơ thể thai nhi
  • Thiếu hụt lượng hormone progesterone ngăn cản sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Trường hợp này thường hiếm gặp (chiếm khoảng 1 -2%) trong quá trình mang thai, có tính chất tạm thời và lành tính nên ít gây tử vong cho trẻ. Nhịp tim bình thường của thai vào khoảng 120 – 160 nhịp/ phút, thai bị rối loạn nhịp tim sẽ biểu hiện nhịp nhanh hoặc chậm hay ngừng đột ngột. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim thai:

  • Những vấn đề về tâm lý như: căng thẳng, áp lực trong công việc,.. ở mẹ bầu.
  • Bệnh lý ở mẹ: rối loạn nhịp tim, lượng cholesterol trong máu cao, tắc nghẽn mạch, nhồi máu..

Thai ngoài tử cung

Vị trí của máy đo sẽ không xác định được nhịp tim của bé. Hoặc đơn giản là bạn tính toán thời điểm mang thai chưa chính xác hoặc phôi thai phát triển chậm hơn, thay vì có tim thai ở tuần thứ 6 thì đến tuần 8 hoặc 10 mới phát hiện tim thai.

Nguyên nhân khác

Có thể là do sai phạm về kỹ thuật làm cho doppler khó tìm được vị trí của tim thai như: tim của bé nằm khuất ở góc tử cung, máy siêu âm bị cản bởi mặt lưng bé quay ra trước hay bánh nhau nằm mặt trước tử cung của mẹ,..

Nếu siêu âm ở tuần thứ 6 vẫn chưa phát hiện tim thai, có thể siêu âm lại vào tuần thứ 10, nếu siêu âm vẫn không nghe thấy tim mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành các xét nghiệm cần thiết để tìm rõ nguyên nhân, trường hợp sảy thai bạn cần kịp thời lấy thai nhi khỏi bụng mẹ để đảm bảo an toàn cho mẹ

Một số lời khuyên để giữ tim thai phát triển khỏe mạnh

  • Cung cấp cho mẹ axit folic cả trước và trong khi mang thai.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thận trọng với các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong quá trình mang thai phải có chỉ dẫn của bác sĩ

Lợi ích cho cả mẹ và bé từ việc siêu âm tim thai

Siêu âm tim thai là một xét nghiệm không xâm lấn áp dụng trong chẩn đoán và điều trị. Bằng việc siêu âm tim thai, bác sĩ có thể chẩn đoán trước sinh các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ cho phép các can thiệp nội khoa sớm và can thiệp ngoại khoa sau sinh. Chẩn đoán trước sinh đem lại những hiệu bước đầu trong tiên lượng sống của em bé mắc tim bẩm sinh.

vicare.vn-qua-trinh-hinh-thanh-tim-thai-cua-thai-nhi-trong-bung-me-body-3

Những ai nên siêu âm tim thai

Chỉ định siêu âm tim thai với:

  • Vợ chồng có con trong lần mang thai trước mắc tim bẩm sinh
  • Mẹ mắc đái tháo đường phụ thuộc insulin, nhiễm Rubella trong quá trình mang thai.
  • Có sử dụng một số thuốc trong giai đoạn đầu thai kỳ như: thuốc chống động kinh, ibuprofen, acid salicylic, indomethacin, thuốc điều trị mụn trứng cá ( tiền vitamin A),..
  • Mẹ mắc bệnh tự miễn lý tự miễn như Lupus ban đỏ hoặc phenylketonuria.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
  • Bất thường tim thai khi siêu âm, bất thường tần số và nhịp tim thai
  • Hệ thống cơ quan khác như não, thận, xương.. có bất thường
  • Có nhiễm sắc thể bất thường kết hợp với tim bẩm sinh.
  • Siêu âm thai sàng lọc ở quý đầu thai kỳ (11-13 tuần thai) thấy có tăng khoảng sáng sau gáy
  • Phù thai hay hội chứng truyền máu song thai (2 thai nhi cùng chung 1 bánh rau)

Những lưu ý khi siêu âm tim thai

  • Thai phụ nhịn tiểu trước khi làm siêu âm.
  • Siêu âm tim thai thực hiện trên thành bụng cùng với một lượng gel nhỏ được bôi lên da bụng để đầu dò siêu âm có thể thu được những hình ảnh chi tiết và rõ ràng nhất. Thời gian thực hiện xét nghiệm siêu âm là khoảng 1 giờ.

Xem thêm:

  • Vì sao mang bầu 6 tuần chưa thấy tim thai?
  • Tim thai yếu có nguy hiểm không?
  • Tầm quan trọng của siêu âm tim thai mẹ bầu không thể không biết