Polyp mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Polyp mũi là một trong những bệnh về tai mũi họng rất phổ biến hiện nay. Những biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vì thế, mọi người cần nắm bắt được các thông tin, kiến thức về căn bệnh này để kịp thời nhận biết và có phác đồ điều trị polyp mũi hiệu quả khi mắc phải.

Polyp mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Polyp mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Polyp mũi là một trong những bệnh về tai mũi họng rất phổ biến hiện nay. Những biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vì thế, mọi người cần nắm bắt được các thông tin, kiến thức về căn bệnh này để kịp thời nhận biết và có phác đồ điều trị polyp mũi hiệu quả khi mắc phải.

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một khối u mềm, không đau và lành tính trong hốc mũi được hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang mà nguyên nhân thường là do biến chứng của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính không được điều trị hiệu quả. Người lớn có tỷ lệ mắc bệnh polyp mũi cao hơn trẻ em.

Đối tượng dễ mắc bệnh Polyp mũi

Những đối tượng dễ mắc bệnh polyp mũi thường là:

  • Trẻ em bị xơ nang phổi có nguy cơ mắc bệnh polyp mũi cao hơn trẻ em khỏe mạnh.
  • Những người bị viêm mũi, viêm xoang dị ứng rất dễ bị polyp mũi.
  • Polyp mũi cũng có thể xảy ra ở những người bị hội chứng Churg-Strauss (đây là một bệnh hiếm gặp với biểu hiện là tình trạng viêm mạch máu).
  • Những người bị bệnh hen suyễn gây viêm và tắc nghẽn đường hô hấp trên, dẫn đến hình thành polyp mũi.
  • Mẫn cảm với một số loại thuốc chống viêm như aspirin hay các loại thuốc khác như ibuprofen và naproxen.
  • Người bị nhiễm nấm ở mũi (viêm mũi, viêm xoang do nấm) hoặc dị ứng với một số loại nấm trong không khí.
  • Những người trong đội tuổi 40-60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các độ tuổi khác. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, những người có người thân cùng huyết thống bị polyp mũi sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
vicare.vn-polyp-mui-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Triệu chứng của bệnh polyp mũi

Triệu chứng của bệnh polyp mũi cũng khá giống với triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Chảy dịch mũi sau xuống họng
  • Giảm hoặc mất cảm giác về mùi, mất cảm giác vị giác.
  • Đau nhức mắt hoặc nhức đầu và đau ở vùng răng hàm trên, có cảm giác đè nặng trên trán và mặt.
  • Thở bằng miệng, khó thở khi ngủ, ngủ ngáy hoặc ngừng thở khi ngủ.

Biến chứng polyp mũi

Polyp mũi mặc dù là lành tính nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, hiệu quả sẽ để lại nhiều biến chứng cho người bệnh như:

Polyp mũi có thể làm cản trở việc lưu thông không khí của mũi dẫn đến khó thở khi ngủ và thậm chí là ngừng thở trong khi ngủ.

Polyp mũi có thể làm bùng phát cơn hen phế quản và làm nó trở nên trầm trọng hơn.

Polyp mũi có thể làm cho nhiễm trùng xoang tái phát hoặc trở thành mãn tính.

Thậm chí nếu không được điều trị thì polyp có thể làm tổn thương chức năng nội tạng như tim, phổi, viêm họng, viêm tai giữa và có thể phát sinh biến chứng ác tính.

Phương pháp chẩn đoán polyp mũi

Polyp mũi có thể được nhìn thấy thông qua việc soi mũi thông thường. Nhưng nếu polyp nằm sâu trong xoang thì phương pháp chẩn đoán polyp mũi là phải tiến hành nội soi mũi.

Ngoài ra, để chẩn đoán polyp có thể phải chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ để xác định chính xác vị trí, kích thước của polyp cũng như phát hiện các dị tật hoặc ung thư ở vùng mũi.

Chẩn đoán polyp mũi cũng có thể cần test dị ứng để xác định yếu tố gây viêm mũi kéo dài.

Nếu polyp mũi gặp ở trẻ nhỏ thì cần làm các xét nghiệm những bệnh lý về gen có thể cần thiết.

vicare.vn-polyp-mui-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2

Polyp mũi có tự hết không?

Rất nhiều người cho rằng bệnh polyp mũi có thể tự hết mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, suy nghĩ này là rất sai lầm. Bệnh polyp mũi nếu không được điều trị sớm, đúng cách, đúng phương pháp sẽ không tự hết, tự khỏi mà ngược lại còn khiến cho bệnh trở nên nặng nề hơn và nguy hiểm hơn.

Do đó, khi được chẩn đoán bị polyp mũi thì người bệnh nên tích cực điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh và tránh các biến chứng của bệnh.

Cách điều trị polyp mũi

Có rất nhiều người bệnh vì chủ quan, thiếu kiến thức và xem nhẹ bệnh polyp mũi nên đã tự ý điều trị polyp mũi tại nhà bằng cách mua thuốc về dùng hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian mà không thăm khám và không theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khiến cho bệnh không những không khỏi mà ngày càng nặng thêm và nguy hiểm hơn.

Việc điều trị polyp mũi cần phải dựa tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, cũng như vị trí và kích thước khối polyp, các bác sĩ mới có pháp đồ điều trị polyp mũi hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Phác đồ điều trị bệnh polyp mũi có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt đốt khối polyp.

Điều trị polyp mũi bằng thuốc

Đối với các trường hợp khối polyp nhỏ thì có thể dùng các thuốc xịt mũi hoặc thuốc viên có chứa corticosteroid để giảm phản ứng viêm và tăng luồng khô khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp. Tuy nhiên sử dụng thuốc có chứa corticosteroid có thể gặp phải các tác dụng phụ như nhức đầu, viêm họng...

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng để kiểm soát tình trạng viêm mũi dị ứng và nhiễm trùng khi bị polyp mũi. Dùng thuốc kháng histamin làm giảm triệu chứng ngạt mũi.

Điều trị polyp mũi bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu việc điều trị polyp mũi bằng thuốc không có hiệu quả và đối với những bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticosteroid thì buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp hoàn toàn.

Cách điều trị polyp mũi bằng phẫu thuật phụ thuộc vào số lượng, kích thước và vị trí của polyp. Cắt đốt polyp đối với trường hợp có số lượng polyp ít và nhỏ. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để cắt và lấy bỏ phần mô mềm polyp.

Với những trường hợp polyp lớn hơn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi xoang bằng cách đưa dụng cụ mổ nội soi vào mũi, tìm polyp và các cấu trúc khác rồi cắt bỏ chúng.

Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe sau khi điều trị, phẫu thuật polyp mũi thì người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh vùng mũi sạch sẽ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi mổ polyp mũi người bệnh cũng cần kiêng ăn các loại thịt đỏ, thức ăn cay nóng, đồ lạnh, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò... Bên cạnh đó, sau khi mổ polyp mũi cũng cần kiêng sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích....

vicare.vn-polyp-mui-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-3

Biện pháp phòng ngừa bệnh polyp mũi

Để phòng ngừa bệnh polyp mũi phát triển và tái phát thì người bệnh nên cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Quản lý dị ứng và hen: Khi bị viêm mũi dị ứng hay hen phế quản thì cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng hen phế quản và dị ứng.
  • Tránh các chất kích thích mũi: Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích, dị ứng có trong không khí có khả năng gây viêm, kích ứng mũi và xoang như khói thuốc lá, khói hóa học, bụi bẩn, phấn hoa...
  • Thực hiện vệ sinh tốt: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút có thể gây viêm mũi và xoang.
  • Làm sạch mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi chuyên dụng giúp lưu thông không khí cho mũi và loại bỏ các chất gây dị ứng, các chất kích thích mũi ra khoải mũi.
  • Làm ẩm môi trường sống: Giữ độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt là trong nhà (sử dụng máy làm ẩm không khí) để giúp làm ẩm đường thở và cải thiện tình trạng hô hấp ở các xoang, giúp ngăn ngừa ngạt tắc mũi và viêm mũi.

Với những thông tin, chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh polyp mũi và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như kịp thời nhận biết và chữa trị dứt điểm khi mắc phải.

Xem thêm:

  • viêm mũi dị ứng có khó không?
  • Địa chỉ đáng tin cậy điều trị bệnh viêm mũi dị ứng