Phương pháp sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang?

Sinh mổ là phương pháp sinh em bé có can thiệp phẫu thuật, vì vậy sức khỏe người mẹ sau sinh rất cần được chú ý. Đặc biệt, sinh mổ lần 3 có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ cao hơn so với 2 lần mổ đầu. Vậy sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang, chọn phương pháp nào để an toàn hơn cho người mẹ?

Phương pháp sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang? Phương pháp sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang?

Sinh mổ lần 3 có được không?

Hiện nay chưa có công bố chính thức nào quy định số lần sinh mổ tối đa của người phụ nữ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia lâm sàng, việc sinh mổ chỉ nên thực hiện 2 lần và cách nhau 3 - 5 năm để đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh cho cả người mẹ và em bé.

So với 2 lần đầu, sinh mổ lần 3 có nguy cơ biến chứng cao hơn cần chú ý như các bất thường về nhau thai; nứt, vỡ tử cung; nhiễm trùng, dính các cơ quan,... Ngoài ra, sức khỏe người mẹ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn và khả năng phục hồi chậm hơn sau lần sinh mổ thứ 3. Vì vậy, nếu các cặp vợ chồng quyết định sinh em bé thứ 3 thì trong quá trình mang thai nên đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên, đồng thời trao đổi kỹ càng với bác sĩ để được tư vấn phương pháp sinh phù hợp nhất.

vicare.vn-phuong-phap-sinh-mo-lan-3-la-mo-doc-hay-mo-ngang-body-1

Sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang?

Sinh mổ dọc nghĩa là bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch theo chiều dọc, đi từ vị trí dưới rốn cho đến vùng trên xương mu. Sau đó, vết mổ được khâu bằng chỉ không tiêu và cắt chỉ sau 1 tuần. Ngày nay, phương pháp mổ dọc ít được áp dụng do tính thẩm mỹ kém, lành thương chậm, để lại sẹo lồi rõ, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của người phụ nữ trong những năm tháng sau này.

Phương pháp mổ ngang là lựa chọn được ưu tiên khi sinh mổ ngày nay. Ưu điểm của mổ ngang là tính thẩm mỹ cao. Đường rạch da nằm ngay trên xương mu, ngay viền quần trong nên dễ dàng bị giấu nhẹm với mọi loại trang phục, kể cả đồ bơi. Vết mổ sau khi lành lẫn vào các nếp gấp ngang vùng bụng nên khó phát hiện. Ngoài ra, người phụ nữ sẽ không phải chịu đau đớn khi cắt chỉ vì phương pháp mổ ngang sử dụng chỉ tự tiêu, vết mổ mau liền và ít để lại sẹo lồi hơn mổ dọc.

Phương pháp mổ ngang luôn được ưu tiên đầu tiên khi sinh mổ. Với người mẹ chuẩn bị sinh mổ lần 3, khả năng cao là 2 lần mổ trước đều đã được mổ ngang, do đó lần thứ 3 không thể thực hiện mổ ngang nữa mà bác sĩ phải chuyển sang mổ dọc. Dù thế nào, việc chọn lựa phương pháp mổ cũng phải dựa trên những đánh giá toàn diện về tình trạng phát triển của thai nhi, sức khỏe người mẹ, mức độ biến chứng của mỗi phương pháp trong mỗi tình huống lâm sàng nhất định.

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Sinh mổ nói chung luôn có những biến chứng cần đề phòng. Với lần sinh mổ thứ 3, các biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ hơn 2 lần đầu, do đó cần chú ý:

Biến chứng trong khi sinh mổ lần 3

  • Nứt, rách tử cung: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất trong lần sinh mổ thứ 3. Các vết sẹo trên thành tử cung từ những lần sinh trước có nguy cơ bục, nứt ra khi tử cung co thắt. Nguy cơ này càng cao nếu thời gian người mẹ thụ thai sau khi sinh lần thứ 2 càng ngắn.
  • Các bất thường về nhau thai: Vết sẹo cũ trên thành tử cung làm tăng nguy cơ bất thường về nhau thai như nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, nhau bong non,...

Biến chứng sau khi sinh mổ lần 3

  • Nhiễm trùng: Vết mổ dọc chậm lành thương hơn vết mổ ngang, do đó nếu không được chăm sóc tốt dễ nhiễm trùng.
  • Dính ruột: Do mô sẹo hình thành giữa ruột và thành bụng hay cơ quan khác, gây dính ruột vào thành bụng, bàng quang,...
  • Sức khỏe hồi phục chậm: Cơ thể người mẹ sau sinh mổ lần 3 chịu nhiều đau đớn và khả phục hồi chậm hơn.
vicare.vn-phuong-phap-sinh-mo-lan-3-la-mo-doc-hay-mo-ngang-body-2

Những lưu ý khi sinh mổ lần 3

Trải qua 2 lần sinh mổ, chắc chắn người mẹ đã tự rút ra một vài kinh nghiệm và chuẩn bị sẵn kiến thức cho mình. Để vượt qua lần sinh mổ thứ 3 an toàn, người mẹ cần lưu ý một vài điều sau:

  • Lựa chọn khám thai và sinh tại các bệnh viện đảm bảo uy tín về chất lượng, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất; dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chuyên nghiệp. Người mẹ có thể đăng ký tại bệnh viện nơi mình đã sinh 2 lần trước với bệnh án chi tiết được lưu lại, để đảm bảo bác sĩ không bỏ sót thông tin quan trọng nào trước khi đưa ra phương pháp sinh mổ thích hợp cho lần thứ 3
  • Khám thai đầy đủ theo đúng lịch trình thai sản để kiểm soát những bất thường trong quá trình mang thai lần 3
  • Ngoài việc đến bệnh viện khám, người mẹ tự theo dõi những biến đổi của cơ thể trong quá trình mang thai, chú ý tới tình trạng vết mổ cũ để phòng ngừa những biến chứng trước và trong quá trình sinh mổ lần 3
  • Chủ động sinh mổ sớm trước 2 tuần so với thời điểm dự sinh: Người mẹ cần trao đổi với bác sĩ về điều này để được tư vấn phương án thích hợp nhất, phòng ngừa nguy cơ nứt, bục sẹo mổ cũ.

Xem thêm:

  • Những nguy hiểm ở lần sinh mổ thứ 3 mẹ nên biết
  • 8 điều kiêng kị sau khi sinh mổ
  • Sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ?