Phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ

Việc để con bạn khóc nhiều hơn trước khi ngủ không hề xấu như bạn tưởng.

Phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ Phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ

Kỹ thuật thông thường để giúp bé – và bố mẹ - ngủ ngon dường như không có tác hại gì lâu dài, một phát hiện nhỏ cho biết.

Nghiên cứu thử nghiệm hai phương pháp: “Graduated extinction” (hay còn được gọi là “khóc có kiểm soát” – để trẻ khóc giảm dần đến khi ngủ) và “Bedtime fading” (đặt con vào cũi khi con đã buồn ngủ và lơ mơ).

Phương pháp trước nhằm mục đích để trẻ ‘tự dỗ’ mà không có sự can thiệp ngay tức thì của bố mẹ. Còn phương pháp sau kéo dài thời gian trước khi ngủ của bé, để giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.
vicare.vn-phuong-phap-giup-cai-thien-giac-ngu-cua-tre-body-1

Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng cả hai phương pháp đều giúp trẻ ngủ nhanh hơn vào giờ đi ngủ. Biện pháp kiểm soát khóc cũng giúp trẻ ít tỉnh dậy trong đêm hơn.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng không phương pháp nào có vẻ có hại cho việc phát triển cảm xúc hay cho sự liên kết tình cảm của bé với bố mẹ.

Điểm phát hiện sau đó mới là quan trọng nhất, Tiến sĩ Marcel Deray, một chuyên gia về sức khỏe giấc ngủ trẻ em ở Bệnh viện nhi Nicklaus Miami cho biết.

“Chúng ta đều biết các phương pháp đó có hiệu quả”, Deray, người không tham gia vào nghiên cứu đó, nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm, bố mẹ thường lo rằng luyện ngủ sẽ làm con họ kiệt sức, có thể với hậu quả kéo dài.

“Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng 12 tháng sau, đứa bé vẫn hoàn toàn bình khỏe mạnh,” Deray nói. Theo một nghiên cứu do Michael Gradisar, một nhà tâm lý học lâm sàng tại đại học Flinder, Adelaide Australia đứng đầu, bố mẹ thường lo lắng về phương pháp kiểm soát khóc. Với phương pháp này, các bậc cha mẹ phải cưỡng lại việc phản ứng ngay lập tức với tiếng khóc ban đêm của đứa trẻ, để bé có thể học được cách tự dỗ dành mình. Một vài cặp cha mẹ lo lắng rằng điều đó có thể gây hại cho cảm xúc của con mình, và cũng có thể ‘kèm theo’ các vấn đề khác hoặc các tình huống khác trong thời gian dài, Gradisar giải thích.

Nhưng, ông nói, nhóm nghiên cứu của ông tìm ra rằng không có bằng chứng nào cho tình trạng đó cả. Họ đã công bố phát hiện của mình ở các vấn đề trực tuyến về Nhi Khoa vào 24 tháng 5.

vicare.vn-phuong-phap-giup-cai-thien-giac-ngu-cua-tre-body-2

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chia ngẫu nhiên bố mẹ của 43 em bé thành ba nhóm: Một nhóm bắt đầu thử kiểm soát khóc; một nhóm theo phương pháp dỗ dành trước khi ngủ; và nhóm thứ ba, nhóm ‘kiểm soát’ vừa được phổ cập thông tin về giấc ngủ khỏe mạnh.

Các bé nằm trong độ tuổi từ 6 tháng đến 16 tháng. Bố mẹ các bé cho biết, tất cả đều có ‘vấn đề về giấc ngủ’.

Bố mẹ ở nhóm kiểm soát khóc được đưa cho một kế hoạch đơn giản: Khi con họ tỉnh dậy và khóc suốt đêm, họ phải đợi khoảng vài phút trước khi phản ứng lại. Sau đó họ có thể dỗ dành con, nhưng không phải là bế con lên.

Theo thời gian, bố mẹ sẽ dần để cho con khóc trong khoảng thời gian dài hơn trước khi đáp lại.

Ru ngủ là biện pháp khá ‘dịu dàng’, theo Gradisar: Mục đích là để giúp trẻ ngủ nhanh hơn bằng cách đặt chúng xuống sau khi chúng đã ngủ.

Các cặp bố mẹ thuộc nhóm nghiên cứu này sẽ phải chậm thời gian ngủ của bé một vài đêm – ví dụ: từ 7h15’ tối, thay vì 7h như mọi ngày. Nếu đứa trẻ vẫn khó ngủ, thời gian ngủ có thể sẽ bị đẩy thêm 15’ nữa.

Sau 3 tháng, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng, trẻ em trong cả hai nhóm đều ngủ nhanh hơn khi bố mẹ đặt chúng xuống – trung bình nhanh hơn của 10 – 13 phút. Mặt khác, có một chút thay đổi trong nhóm kiểm soát. Đứa trẻ trong nhóm kiểm soát khóc cũng tỉnh dậy trong đêm ít hơn: trung bình 1-2 lần một đêm, so với lúc đầu là khoảng 3 lần.

Với các bà mẹ ở cả hai nhóm, mức căng thẳng thường giảm hơn so với tháng đầu tiên, và không có bằng chứng nào chứng minh rằng hai phương pháp kia khiến đứa bé bị căng thẳng cả, Gradisar nói.

vicare.vn-phuong-phap-giup-cai-thien-giac-ngu-cua-tre-body-3

Trên thực tế, các mẫu nước bọt cho thấy chỉ số “hormone căng thẳng” của trẻ giảm một chút so với những đứa trẻ ở nhóm kiểm soát.

Nghiên cứu cũng tìm ra rằng không có tác hại nào kéo dài cả.

Một năm sau khi nghiên cứu bắt đầu, trẻ con ở ba nhóm có tỷ lệ tương tự về các vấn đề hành vi và cảm xúc. Chúng cũng tương tự trong sự ‘gắn kết’ với bố mẹ - thứ đã được điều chỉnh trong quá trình kiểm tra tiêu chuẩn ở trung tâm nghiên cứu.

Vậy làm thế nào để biết con bạn đang có ‘vấn đề’ về giấc ngủ?

Deray nói, trẻ sơ sinh thường thức dậy thường duyên, nhưng đến tháng thứ 6, khoảng 80% trẻ con ngủ suốt đêm. Đến tháng thứ 9, khoảng 90% ngủ suốt đêm. Vì thế, nếu con bạn vẫn tiếp tục tỉnh dậy ở độ tuổi đó thì tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi của con bạn, Deray bổ sung. Việc đó có thể giúp phát hiện bất cứ vấn đề tiềm ẩn nào, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản – khi thức ăn bị đẩy ngược lên từ dạ dày của bé. Nếu được khuyên về luyện ngủ cho trẻ, Deray nói, thì việc lựa chọn phương pháp nào hoàn toàn là quyền của cha mẹ. “Họ phải làm những gì họ cảm thấy thoải mái.”


Theo Health