Phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps là gì?

Khi mang thai mẹ nào cũng mong muốn sẽ vượt cạn một cách suôn sẻ, trên thực tế không phải ai cũng được như mong muốn, nhiều trường hợp bác sĩ phải dùng phương pháp đỡ đẻ bằng forceps để hỗ trợ sinh sản. Vậy phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps là gì? có an toàn cho mẹ và bé không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps là gì? Phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps là gì?

Khi mang thai mẹ nào cũng mong muốn sẽ vượt cạn một cách suôn sẻ, trên thực tế không phải ai cũng được như mong muốn, nhiều trường hợp bác sĩ phải dùng phương pháp đỡ đẻ bằng forceps để hỗ trợ sinh sản. Vậy phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps là gì? có an toàn cho mẹ và bé không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

1. Sinh con bằng phương pháp forceps là gì?

Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc của phương pháp đỡ đẻ bằng forceps. Một số nguồn tin cho rằng, từ nhiều thế kỷ trước trong quá trình vượt cạn tỉ lệ tử vong ở sản phụ và thai nhi tăng cao, nên kẹp forceps đã được xem là phương pháp trợ sinh tương đối hữu hiệu.

Phương pháp đỡ đẻ bằng forceps theo miêu tả gồm hai miếng kim loại nối vào nhau, và có kết cấu giống như chiếc kẹp được phóng to. Và không chỉ có 1 loại kẹp forceps mà sẽ có rất nhiều loại để sử dụng cho các hoàn cảnh khác nhau. Chiếc kẹp này dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định hai đầu kẹp ở hai bên đầu và kéo bé ra từ trong âm đạo sản phụ.

2. Khi nào cần hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps?

Về phía mẹ

  • Khi mẹ cảm thấy mệt vì chuyển dạ kéo dài, rặn quá 1h không sổ được, cơn co yếu trong cuộc đẻ, khung chậu giới hạn, eo dưới hẹp, đầu thai nhi to, dây rau ngắn hay cuốn cổ, l này mẹ cần đến phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps
  • Tử cung đã có sẹo mổ cũ.
  • Ngôi đã lọt nhưng sản phụ có dấu hiệu dọa vỡ tử cung.
  • Tiền sản giật, sản giật và đầu thai nhi lọt trung bình hoặc thấp.
  • Mẹ bị một số bệnh lý không cho phép rặn nhiều, gắng sức như: Bệnh phổi, bệnh lý tim mạch, bệnh thận, bệnh nội tiết... Lúc này, phương pháp đỡ đẻ bằng forceps sẽ cần thiết cho mẹ để vượt cạn thành công

Về phía con

  • Thai bị suy mà ngôi đã lọt, (forceps được sử dụng sau khi đã hồi sức thai nhi)
  • Ngôi thai cúi hoặc tư thế ngửa chưa tốt
  • Ngôi thai ngừng quay hoặc không quay được ở kiểu thế ngang hoặc thế sau
  • Trọng lượng thai nhi lớn làm khung chậu trở nên giới hạn
vicare.vn-phuong-phap-do-de-bang-kep-forceps-la-gi-body-1

3. Các điều kiện để đỡ đẻ bằng forceps

  • Thai nhi vẫn còn sống
  • Ngôi thai lọt trung bình hoặc thấp
  • Ngôi có thể đẻ được đường âm đạo: ngôi mặt kiểu sổ cằm vệ, ngôi chỏm
  • Khung chậu của mẹ và thai nhi phải tương xứng
  • Đã vỡ ối
  • Cổ tử cung đã mở hết
  • Bàng quang trực tràng bắt buộc phải rỗng

Nếu bác sĩ chẩn đoán thay vì chuyển sang sinh mổ có thể dùng kẹp forceps trong trường hợp khó sinh, thì mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc tê vì phải rạch rộng âm đạo để đảm bảo đưa kẹp forceps vào trong.

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng hai đầu kẹp của forceps sẽ kẹp vào hai bên đầu của bé, có thể sẽ thay đổi vị trí đầu của thai nhi để thuận lợi hơn, rồi sau đó mới kéo ra từ từ theo cơn co của tử cung và nỗ lực rặn của mẹ bầu để em bé chào đời được an toàn.

Điều quan trọng là bác sĩ phải đặt kẹp vào đúng vị trí, để tránh gây thương tích cũng như chấn thương cho bé. Nếu đặt không đúng áp lực kẹp đè lên đầu em bé sẽ tăng lên, dẫn đến nhiều vấn đề khác có thể xảy ra.

4. Biến chứng có thể xảy ra khi sinh con bằng phương pháp forceps

vicare.vn-phuong-phap-do-de-bang-kep-forceps-la-gi-body-2

Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp đỡ đẻ bằng forceps khi bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong quá trình vượt cạn như, tim thai bất thường, bạn có huyết áp cao hoặc bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể sẽ gây thương tích cho cả mẹ lẫn bé.

Đối với mẹ

  • Mẹ có thể bị chấn thương đường sinh dục, trực tràng, tiết niệu: Rách tầng sinh môn, rách cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, túi cùng, vỡ tử cung, giãn xương mu...vết thương phải mất khá nhiều thời gian mới có thể lành lại.
  • Chảy máu do hậu quả của chấn thương sinh dục
  • Shock: Do đau, sợ hãi, mất máu

Đối với thai nhi

  • Bé có thể bị trầy xước da đầu hoặc mặt bé, biến dạng xương mặt.
  • Tổn thương hộp sọ: Lún, lõm xương sọ, dập hộp sọ
  • Xuất huyết não màng não.
  • Máu tụ nội sọ, chấn động não
  • Tổn thương mắt: Lồi mắt, mi mắt bị trầy xước, xuất huyết kết mạc
  • Liệt dây thần kinh số 7 dẫn tới tổn thương xương chũm
  • Chấn thương cột sống cổ hoặc tổn thương tủy cổ
  • Các di chứng lâu dài: Chậm phát triển, chậm nói, ngớ ngẩn, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh, động kinh...

Sinh con bằng phương pháp kẹp forceps giúp hỗ trợ cho sản phụ và thai nhi trong trường hợp khó sinh mà không cần đến sinh mổ. Tuy nhiên phương pháp có thể để lại một số ảnh hưởng. Vì vậy để hành trình thai nghén và vượt cạn trở nên nhẹ nhàng hơn, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu các dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại một số bệnh viện uy tín để nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Mặc dù việc đỡ đẻ bằng kẹp forceps càng ngày càng ít nhưng trong một số trường hợp bắt buộc bác sĩ vẫn phải dùng nó. Trong trường hợp thai nhi bị nghi ngờ là tổn thương não do kẹp forceps gây ra, bạn cần cho bé đi khám tổng quát.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét đến việc mổ lấy thai. Đây là phương pháp an toàn hơn so với việc dùng phương pháp đỡ đẻ bằng kẹp forceps.

Xem thêm:

  • Bố có vai trò gì với sự phát triển thai nhi?
  • Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần
  • Dấu hiệu sắp sinh trong 24h