Phương pháp điều trị theo các mức độ cận thị khác nhau

Cận thị là tật khúc xạ hay gặp nhất. Thay vì đeo kính, người bị cận thị có thể có các lựa chọn khác để giảm bớt ảnh hưởng tới cuộc sống. Cùng HoiBenh tìm hiểu về các mức độ cận thị, và phương pháp điều trị phù hợp cho từng mức độ cận.

Phương pháp điều trị theo các mức độ cận thị khác nhau Phương pháp điều trị theo các mức độ cận thị khác nhau

Cận thị là tật khúc xạ hay gặp nhất. Thay vì đeo kính, người bị cận thị có thể có các lựa chọn khác để giảm bớt ảnh hưởng tới cuộc sống. Cùng HoiBenh tìm hiểu về các mức độ cận thị, và phương pháp điều trị phù hợp cho từng mức độ cận.

Cận thị rất phổ biến, đang tăng nhanh

Cận thị là một trong các loại tật khúc xạ, và đây là loại đáng quan tâm vì tính phổ biến cũng như các nguy cơ tai biến mà nó có thể mang đến như rách hoặc bong võng mạc, tăng nhãn áp. Và nếu như tình trạng cận thị không được điều chỉnh sớm sẽ dẫn đến tình trạng giảm thị lực, gây trở ngại trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

Người bị cận thị sẽ chỉ nhìn được ở cự ly gần, khi nhìn xa sẽ bị mờ, không thể nhìn rõ được. Do đó mắt phải điều tiết nhiều hơn để có thể nhìn rõ các chi tiết. Khả năng nhìn được xa bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ cận thị của từng người. Và để khắc phục tình trạng này, người bị cận thị cần phải đeo kính nhằm tăng cường cho chức năng thị giác, và cũng là để giảm sự rối loạn phát triển thị giác hai mắt.

Theo Bệnh viện Mắt Trung ương thống kê vào năm 2013, cả nước có đến gần 03 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 15 tuổi bị các tật khúc xạ cần phải chỉnh kính. Trong số đó có đến 2/3 là trẻ bị cận thị, và phần nhiều tập trung ở các khu đô thị với tỷ lệ lên đến 30-50%.

Phân loại cận thị

Có nhiều cách phân loại cận thị như dựa vào thể lâm sàng, dựa vào các mức độ cận thị hay dựa vào độ tuổi khởi phát.

Phân loại cận thị theo thể lâm sàng

  • Cận thị đơn thuần: là loại cận thị phổ biến nhất, phát triển trong một thời gian, sau đó sẽ dừng lại ở một mức độ nhất định, thường dưới 6 diop.
  • Cận thị ban đêm: là loại cận thị có tầm nhìn bị giảm về ban đêm hoặc nơi có ánh sáng yếu, nhưng ban ngày tầm nhìn của người bệnh vẫn bình thường.
  • Cận thị giả: tình trạng xảy ra khi mắt phải gia tăng điều tiết, chỉ là tạm thời, mắt sẽ hồi phục lại sau khi được nghỉ ngơi.
  • Cận thị thoái hóa: đây là loại cận thị nặng nhất, người bị loại cận thị này thường có độ cận trên 6 diop, kèm theo đó là tình trạng thoái hóa bán phần sau nhãn cầu.
  • Cận thị thứ phát: là tình trạng cận thị xuất hiện do sử dụng một số loại thuốc, hay do bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể hoặc do một số tình trạng rối loạn khác gây ra.

Phân loại theo tuổi khởi phát cận thị

Cách phân loại này là dựa vào tuổi bắt đầu bị cận thị, và gồm có các loại như sau:

  • Cận thị bẩm sinh: bị cận thị ngay từ khi sinh ra.
  • Cận thị xuất hiện khi trẻ: là bắt đầu bị cận thị từ 6 tuổi đến dưới 20 tuổi.
  • Cận thị trưởng thành: là bất đầu bị cận thị từ 20 tuổi đến 40 tuổi.
  • Cận thị cuối giai đoạn trưởng thành: là bắt đầu bị cận thị từ trên 40 tuổi.

Phân loại theo mức độ cận thị

Các mức độ cận thị là sự phân loại cận thị theo từng mức độ cận như sau:

  • Mức độ cận nhẹ: là độ cận dưới 3 diop (<-3.00D).
  • Mức độ cận trung bình: là độ cận từ 3 diop cho đến 6 diop (-3.00-6.00D).
  • Mức độ cận nặng là: độ cận trên 6 diop (> -6.00D).
vicare.vn-phuong-phap-dieu-tri-theo-cac-muc-do-can-thi-khac-nhau-body-1
Các mức độ cận thị bao gồm: cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng

Như vậy các mức độ cận thị bao gồm cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng. Việc phân loại như này là cơ sở để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.

Điều trị theo các mức độ cận thị

Các phương pháp điều trị cận thị thường dùng hiện nay gồm có đeo kính gọng, đeo kính áp tròng và phẫu thuật. Đây là 03 phương pháp điều trị phổ biến và nhiều người biết đến, ngoài ra vẫn còn một số phương pháp khác được sử dụng trong điều trị cận thị như sử dụng kính tiếp xúc cứng thấm khí (Orthokertology), phẫu thuật rạch giác mạc, phẫu thuật nội nhãn,...

Tèo theo mức độ cận nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Điều trị cận thị mức độ nhẹ và trung bình

Với những người có mức độ cận nhẹ và trung bình dưới 6 diop có thể lựa chọn các phương pháp đơn giản như đeo kính gọng và kính áp tròng.

  • Sử dụng kính gọng là phương pháp có chi phí thấp nhất, an toàn nhất, và cũng có thể thay đổi gọng kính theo sở thích. Tuy nhiên, kính gọng cũng có những nhược điểm nhất định như người sử dụng kính sẽ bị hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, kính bị mờ khi trời mưa làm hạn chế tầm nhìn, phụ thuộc vào kính.
  • Kính áp tròng có thể giải quyết được một số bất tiện của kính gọng. Tuy nhiên loại kính này đòi hỏi phải giữ vệ sinh tốt, đặc biệt là ở môi trường nóng ẩm và nhiều khói bụi như nước ta. Loại kính này cũng không được sử dụng khi bơi hay tắm biển. Chi phí khi sử dụng loại kính này cao hơn so với kính gọng. Hiện nay có loại kính áp tròng OrthoK công nghệ hiện đại (chỉ cần đeo ban đêm, ban ngày có thể không cần dùng kính). OrthoK đang được triển khai tại các bệnh viện Mắt lớn như BV Mắt Trung ương, BV Mắt Hà Nội, Bệnh viện Vinmec,...

Tuy nhiên, ở những người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, độ cận đã ổn định, dù không nằm trong nhóm có mức độ cận nặng, nhưng không muốn sử dụng các loại kính, và điều trị triệt để thì có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

vicare.vn-phuong-phap-dieu-tri-theo-cac-muc-do-can-thi-khac-nhau-body-2

Điều trị cận thị mức độ nặng

Những người cận thị mức độ nặng vẫn có thể sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên trong trường hợp cận nặng, hai mắt chênh nhau trên 2 độ gọi là bất đồng khúc xạ thì nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật để tránh dẫn đến biến chứng nhược thị.

  • Như phương pháp phẫu thuật Lasik có thể mổ cho độ cận nặng lên đến 15 diop, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
  • Khi độ cận cao hơn 15 diop thường phải phối hợp với mổ Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo, hoặc phẫu thuật đặt kính nội nhãn.

Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật vẫn có chống chỉ định trong những trường hợp sau: người có bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính tại mắt (glaucoma, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, loạn dưỡng giác mạc, xuất huyết võng mạc...), người có độ cận chưa ổn định, người đang mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi,...

Cận thị đã trở thành tật khúc xạ phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nó không nguy hiểm, nhưng lại gây ra những phiền toái nhất định cho người bị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa trên mức độ cận thị của từng người. Các mức độ cận thị khác nhau sẽ có những lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám cẩn thận.

Xem thêm:

  • 7 địa chỉ mổ mắt cận thị chất lượng tại Hà Nội
  • Cận thị nặng nhất là bao nhiêu?