Phương pháp điều trị mất ngủ cho trẻ mà mẹ nên biết
Mất ngủ khiến cả bé và mẹ suy giảm sức khoẻ, tình trạng phát triển của trẻ cũng bị chậm lại. Mẹ muốn thay đổi tình trạng này cần có các phương pháp phù hợp và phải truy tìm nguyên nhân mất ngủ của con trước khi xử lý. HoiBenh xin đưa ra một số phương pháp xử lý cần thiết và hữu hiệu để giảm tình trạng mất ngủ cho bé con nhà bạn.
Phương pháp điều trị mất ngủ cho trẻ mà mẹ nên biết
Mất ngủ khiến cả bé và mẹ suy giảm sức khỏe, tình trạng phát triển của trẻ cũng bị chậm lại. Mẹ muốn thay đổi tình trạng này cần có các phương pháp phù hợp và phải truy tìm nguyên nhân mất ngủ của con trước khi xử lý. HoiBenh xin đưa ra một số phương pháp xử lý cần thiết và hữu hiệu để giảm tình trạng mất ngủ cho bé con nhà bạn.
1. Vì sao trẻ mất ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ mà ở mỗi độ tuổi lại có một nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung việc mất ngủ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ, ngăn cản việc bé hình thành đồng hồ sinh học chính xác và giảm khả năng tăng trưởng trí tuệ.
Nguyên nhân nhịp sinh học
Đối với trẻ từ 1 – 6 tháng, bé chưa có nhịp sinh học cố định nên ngủ khi thấy mệt mỏi và thức khi giấc ngủ qua đi. Nếu cha mẹ để cho trẻ ngủ tự do vào ban ngày thì rất có thể ban đêm bé sẽ mất ngủ khiến cho cha mẹ rất vất vả trong việc chăm nom.
Trẻ bị ốm
Trẻ khi bị ốm hoặc mọc răng cũng dễ mất ngủ và quấy khóc về đêm. Do tình trạng sức khoẻ không tốt, khó đi vào giấc ngủ và bị đau đớn, khó chịu nên bé sẽ quấy khóc. Trường hợp này khá thường gặp ở cả trẻ sơ sinh và trẻ 4 – 5 tuổi.
Do bị cha mẹ gây ảnh hưởng
Sinh hoạt của cha mẹ ảnh hưởng tới trẻ khá nhiều nên đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ mất ngủ. Nếu tới thời gian đi ngủ của trẻ mà cha mẹ vẫn làm ồn, nói to , thắp điện sáng sẽ khiến con khó ngủ, lâu ngày sẽ trở thành mất ngủ liên tục. Nguyên nhân cũng có thể là do cha hoặc mẹ ngủ ngáy và bé phải ngủ chung phòng thì trẻ sẽ dễ tỉnh giấc nửa đêm, quấy khóc và không ngủ lại được nữa.
Ác mộng
Gặp ác mộng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mất ngủ. Trẻ có thể không nhớ được mình từng gặp ác mộng nhưng sẽ có những ám ảnh nhất định trong trí não. Bé có thể thức và cuối khóc khi tỉnh giấc từ cơn ác mộng, hoặc tệ hơn là não bộ sinh ra bài xích với giấc ngủ vì sợ ác mộng lặp lại dẫn đến trẻ mất ngủ.
Trẻ quá hiếu động
Mất ngủ về đêm do bé ham chơi là nguyên nhân thường gặp ở trẻ lớn hơn 24 tháng. Bé chơi đồ chơi ngay cả khi đã khuya và không có sự can thiệp của người lớn khiến con thành thói quen. Lâu dần não bộ sẽ định ra thời gian ngủ của bé muộn hơn và khiến con hay thức đêm hoặc mất ngủ vào ban đêm.
2. Cách trị mất ngủ về đêm cho trẻ
Để trị mất ngủ cho bé cần những biện pháp tương ứng cho các nguyên nhân. Nhưng các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn ổn định giấc ngủ cho mọi đứa trẻ dù nguyên là gì.
Tạo không gian ngủ thoải mái cho con
Không gian ngủ rất quan trọng vì nó quyết định trẻ có thể ngủ thẳng giấc và ngủ sâu hay không. Hãy tạo cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, không có ánh sáng mạnh và không có mùi khó chịu. Trước khi trẻ đi ngủ cha mẹ có thể vỗ về, hát ru hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho tâm thần bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Việc vỗ về hay hát ru cũng sẽ tạo thành thói quen, nếu trẻ tỉnh giấc nửa đêm thì bạn chỉ cần lặp lại hành động này bé sẽ ngủ trở lại và vấn đề trẻ mất ngủ sẽ được giải quyết.
Đặt thời gian ngủ cố định cho bé
Việc quy định thời gian ngủ sẽ giúp trẻ cân bằng nhịp sinh học và dễ dàng ngủ ngon. Hãy quy định bé cần ngủ ban ngày vào giờ nào, ngủ bao nhiêu phút, đi ngủ ban đêm vào giờ nào, thức giấc khi nào để tạo thành thói quen. Tham khảo thời gian ngủ cần thiết cho trẻ theo độ tuổi để quy định thời gian ngủ đủ và hợp lý hơn.
Đối với những trẻ lớn, cố gắng không chiều chuộng con, hạn chế việc vượt quá thời gian ngủ quy định. Duy trì giờ giấc sẽ hạn chế việc trẻ mất ngủ và tạo thành thói quen tốt đẹp cho con về sau.