Phương pháp điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa phổ biến chính là tình trạng hẹp môn vị. Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh cần được phẫu thuật cấp cứu, can thiệp ngay khi phát hiện để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, giúp trẻ sớm có được hệ tiêu hóa hoàn chỉnh.

Phương pháp điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh Phương pháp điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Môn vị chính là phần ngang của dạ dày. Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là bệnh lý bẩm sinh của hệ tiêu hóa nhằm nói đến hiện tượng ngõ ra của dạ dày bị hẹp do lớp cơ môn vị tăng sinh phì đại dày lên, gây ảnh hưởng đến việc mở môn vị giữa dạ dày và ruột non, khiến cho thức ăn không thể vào đến khu vực ruột non của trẻ.

Hẹp môn vị là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, đặc biệt trẻ sau khi sinh khoảng 3 -5 tuần rất hay mắc bệnh và hiếm gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Bệnh có xu hướng ở bé trai nhiều hơn bé gái. Cho đến nay, nguyên nhân gây chứng hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được tìm ra nhưng một số khảo sát gần đây đã chỉ ra yếu tố di truyền gen từ cha mẹ, trẻ phải dùng kháng sinh trị ho gà hoặc mẹ dùng kháng sinh trước sinh 1 tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi trẻ bị chứng hẹp môn vị, các cơ thắt môn vị co hẹp bất thường khiến trẻ ói mửa, có khi nôn vọt sữa sau khi bú khoảng 30 phút. Nếu bệnh ở mức nghiêm trọng thì dịch nôn có thể chứa máu. Do trẻ bị ói nhiều nên sẽ rất nhanh đói và thường muốn ăn ngay. Sau đó tiếp tục gây ra các cơn ói và vòng tròn này cứ lặp lại khiến trẻ kiệt sức, suy nhược nếu không điều trị can thiệp ngay.

Trẻ bị mất nước, trở nên lờ đờ. Đồng thời cơ bụng cố gắng đẩy thực phẩm qua cửa môn vị nên trẻ sẽ cảm thấy đau từ các cơn co thắt trong dạ dày. Quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Hẹp môn vị cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm tăng cân và có nguy cơ suy dinh dưỡng.

vicare.vn-phuong-phap-dieu-tri-benh-hep-mon-vi-o-tre-so-sinh-body-1
Vị trí của môn vị trong cơ thể trẻ

Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị có nguy hiểm không?

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh dẫn đến mất cân bằng chất điện giải (các khoáng chất) do cơ thể mất nước. Chất điện giải này đóng vai trò duy trì hoạt động dịch lỏng ở trong tế bào và các mô của cơ thể. Nếu thiếu các khoáng chất natri, clo, kali, magie sẽ khiến cơ thể trẻ sơ sinh lừ đừ, co giật, suy kiệt, nhịp tim bị rối loạn, ngưng tim dẫn đến tử vong.

Ở một số ít trường hợp trẻ có thể bị vàng da. Đa số trường hợp bị hẹp môn vị nhưng không được chẩn đoán sớm sẽ khiến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh trở nên trầm trọng. Việc tích tụ thức ăn quá lâu trong dạ dày gây ra những rối loạn chuyển hóa thức ăn, trẻ có nguy cơ còi cọc, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất về sau.

Nếu cha mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra tác hại xấu đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do vậy, khi thấy bé có những biểu hiện bất thường như luôn nôn ói sau khi ăn, trong dịch có lẫn máu tươi, lười vận động, cáu gắt, tiểu tiện và đại tiện giảm, sụt cân đột ngột, ... thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có can thiệp khẩn cấp.

Phương pháp điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh

Hẹp môn vị chủ yếu được phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Việc phẫu thuật thường là mổ cấp cứu ngay khi chuẩn đoán, kiểm tra chính xác trẻ sơ sinh đang bị chứng hẹp môn vị. Nếu em bé bị mất nước và điện giải thì sẽ được bổ sung khoảng 1 ngày bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc truyền dịch để có thể sớm tiến hành phẫu thuật. Tiếp theo đó trẻ được mở cơ môn vị theo 2 hình thức phẫu thuật:

Phương pháp truyền thống

vicare.vn-phuong-phap-dieu-tri-benh-hep-mon-vi-o-tre-so-sinh-body-2
Mô tả quá trình phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ mổ hở bằng cách rạch một đường nhỏ ở trên bụng hoặc quanh rốn để tiếp cận với khu vực cần can thiệp. Lớp ngoài của cơ môn vị sẽ được cắt bỏ và tiến hành khâu vết thương, sát trùng và chăm sóc hậu phẫu. Phương pháp phẫu thuật này sẽ khiến trẻ bị đau nhiều, mất máu, lâu hồi phục.

Phương pháp mổ nội soi

Đây là phương pháp hiện đại và được áp dụng nhiều nhất đối với bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh. Với ưu điểm ít gây đau đớn, hạn chế xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh (48 giờ có thể xuất viện), ít để lại sẹo, phẫu thuật nội soi điều trị hẹp môn vị rất được ưa chuộng. Bác sĩ chỉ cần rạch một đường nhỏ trên bụng của trẻ để đưa ống nội soi có gắn laser, dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện mở rộng môn vị. Sau khi phẫu thuật, tình trạng tắc nghẽn của dạ dày sẽ được cải thiện.

Cả hai phương pháp phẫu thuật đều được gây mê toàn thân. Biến chứng của phẫu thuật điều trị hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh thường là chảy máu và nhiễm trùng. Ở một số trẻ sau phẫu thuật vẫn có thể bị tái phát nên cần theo dõi chặt chẽ sau mổ.

Chủ động ngăn ngừa, kiểm soát hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ quấy khóc do táo bón, mẹ có thể xoa nhẹ ở vùng bụng quanh rốn theo một chiều hoặc đặt túi chườm ấm lên bụng bé. Điều này sẽ giúp trẻ bớt khó chịu, dễ dàng đi vệ sinh hơn.

  • Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ nên mọi dưỡng chất mẹ hấp thu đều có tác động lên trẻ. Chính vì thế bạn hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Sau khi được phẫu thuật, mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, đủ dưỡng chất nếu sau đó trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ để hẹp môn vị không tái phát.
  • Theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh hẹp môn vị và cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm khi có bất thường. Sau phẫu thuật cần tuân thủ mọi chỉ định và lịch tái khám của bác sĩ.
vicare.vn-phuong-phap-dieu-tri-benh-hep-mon-vi-o-tre-so-sinh-body-3
Trẻ sơ sinh cần được điều trị hẹp môn vị sớm để phát triển khỏe mạnh

Có thể phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh ở đâu tốt?

Khoa Nhi trực thuộc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Địa chỉ: Số 458 Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 3974 3556

Khoa Nhi của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có 8 phòng khám và 85 giường bệnh đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, bệnh viện còn đầu tư các phòng cho trẻ bú, phòng chờ và khu vực vui chơi cho trẻ với nhiều cây xanh, thoáng mát, rộng rãi, khang trang, thân thiện với trẻ em.

Khoa Nhi được xem là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có chức chức năng và nhiệm vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh thuộc về nhi khoa. Đó là các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp, lây nhiễm, huyết học, các dị tật bẩm sinh, ...

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị đạt chuẩn JCI, nơi đây là địa chỉ khám nhi chất lượng uy tín cho trẻ nhỏ.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 14 Đường Lý Tự Trọng, Quận 1

Điện thoại: 028 3829 5723

Bệnh viện Nhi đồng 2 có lịch sử lâu đời và là bệnh viện có chuyên khoa Nhi hạng 1. Bệnh viện có chức năng khám và chữa bệnh cho các bé trong độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi với 10 phòng chức năng và 35 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

Bệnh viện Nhi đồng 2 được xây dựng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhi. Bên cạnh đó, tập thể Y Bác sĩ giàu y đức, giỏi về chuyên môn luôn cố gắng mang lại nụ cười và sức khỏe cho mọi trẻ nhỏ đến điều trị tại đây.

Bệnh viện Nhi Trung ương – Hà Nội

Địa chỉ: Số 18/879 Đường La Thành, Quận Đống Đa

Điện thoại 024 6273 8532

Được đánh giá là bệnh viện nhi khoa tốt nhất tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ với các khoa khám bệnh chuyên sâu. Đội ngũ Y Bác sĩ trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Thêm vào đó là sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc hiện đại giúp cho việc thăm khám, chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện rất được nhiều bệnh nhân tin tưởng.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
  • Ăn thô có hại cho dạ dày trẻ em hay không?