Phương pháp đánh gió hiệu quả bạn cần biết
Đánh gió là phương pháp điều trị bệnh dân gian khá phổ biến, được nhiều người sử dụng trong trường hợp cảm mạo thông thường rất hiệu quả với thao tác đơn giản. Vậy cách đánh gió như thế nào mới thật sự mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Đánh gió là gì? Theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền cạo gió là p...
Phương pháp đánh gió hiệu quả bạn cần biết
Đánh gió là phương pháp điều trị bệnh dân gian khá phổ biến, được nhiều người sử dụng trong trường hợp cảm mạo thông thường rất hiệu quả với thao tác đơn giản. Vậy cách đánh gió như thế nào mới thật sự mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đánh gió là gì?
Theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền cạo gió là phương pháp sử dụng những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, dìa đồng tiền kim loại, miệng chén, dìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu... tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm mục đích dự phòng và điều trị bệnh tật.
Các phương pháp đánh gió
1. Dùng các nguyên liệu tự nhiên
Với cạo gió, có thể sử dụng các loại dầu, các cây củ như gừng, trầu không, lá tía tô, cúc tần... các loại này giã nát lấy nước rồi tẩm bong, trà mạnh vào cơ thể người mắc cảm.
- Dùng gừng: Dùng khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi giã nát, rồi xoa lên người bệnh từ trên xuống. Có thể kết hợp gừng với rượu xoa bóp.
- Dùng lá trầu, lá tía tô, cúc tần: chỉ cần vò nát rồi xoa lên vùng cần cạo gió.
2. Dùng dầu gió
Lấy dầu gió bôi dọc cột sống thắt lưng và dùng đồng bạc hoặc thìa inox để cạo theo hướng xuôi chiều của cơ thể, sẽ tránh bị đau hơn rất nhiều. Ngoài ra, để việc cạo gió có hiệu quả cũng có thể phối hợp cạo gió với day bấm một số huyệt, hay châm cứu.
Cạo gió thế nào để có hiệu quả
1. Với người bị nóng nhức đầu
Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2, 3 ra 2 bên vai.
2. Cách đánh gió cho người Ho
Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.
3. Cạo đánh gió cho người Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài
Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.
4. Cách đánh gió cho người đau nhức
Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.
5. Cách cạo đánh gió cho người Bị trúng gió, cảm nắng
Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên Thái Dương (mang tai). Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.
Để việc đánh gió có hiệu quả như ý muốn, khi cạo gió nên chọn nơi kín gió, sát trùng dụng cụ cạo gió. Khi cạo gió cần chú ý Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày.
Sau khi cạo gió nên uống một bát trà gừng hoặc một bát cháo có tía tô với hành, hoặc một cốc nước sôi để nguội có pha chút muối. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại. Không nên cạo gió một cách tùy tiện, chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng, trong trường hợp sốt không ra mồ hôi.
{lang: 'vi'}