Phương pháp dân gian giúp điều trị tắc sữa cực hiệu nghiệm

Đối với những mẹ sinh con lần đầu, tắc sữa là hiện tượng rất phổ biến. Tình trạng này thường có biểu hiện là 2 bầu vú cương cứng, đau, nóng, thậm chí còn bị sốt. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến áp xe rất nguy hiểm cho các mẹ. Để giúp thông tia sữa và cho con bú trở lại, hãy cùng HoiBenh tham khảo một số phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả dưới đây.

Phương pháp dân gian giúp điều trị tắc sữa cực hiệu nghiệm Phương pháp dân gian giúp điều trị tắc sữa cực hiệu nghiệm

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Ở trạng thái bình thường, sữa sản xuất từ các nang sữa sẽ theo ống dẫn sữa về các xoang chứa sữa ở quầng vú và chảy ra ngoài dưới tác động mút núm vú của trẻ. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó khiến ống dẫn sữa hẹp lại khiến các mẹ phải đối mặt với tình trạng tắc tia sữa vô cùng khó chịu. Tại vị trí ống dẫn sữa bị tắc sẽ xuất hiện tình trạng sữa đông thành cục làm cản trở dòng chảy của sữa, căng giãn ống dẫn sữa, chèn ép ống dẫn sữa khiến bầu ngực căng tức, đau nhức.

Một trong những biểu hiện đầu tiên của tắc sữa là bầu ngực căng to bất thường, đau nhức, không tiết sữa hoặc tiết ít, khi vắt sữa thì không ra. Bên cạnh đó, các mẹ còn có thể cảm thấy sốt, cảm giác đau ngày càng tăng do hiện tượng ứ đọng sữa. Việc thông tắc sữa là giải pháp để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế tối đa tác hại về sau.

vicare.vn-giat-minh-voi-noi-chao-dinh-duong-hang-quan-bo-me-hay-mua-cho-con-an-body-1

Các bài thuốc dân gian chữa tắc tia sữa

Đối với trường hợp tắc sữa nhẹ, tác động cơ học như day ép, chườm nóng có thể cải thiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, với tình trạng tắc sữa nặng, các phương pháp trên hầu như không đem lại công dụng như mong muốn. Khi đó, một vài bài thuốc dân gian dưới đây có thể giúp các mẹ điều trị tắc sữa hiệu quả:

Lá mít

Hơ nóng lá mít rồi đặt lên mỗi bên bầu vú khoảng 9 lá. Tiếp theo, sử dụng tay xoa bóp, ấn mạnh theo chiều từ trên xuống dưới, khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú ngay. Lặp lại liên tục động tác này một vài ngày là sữa thông hoàn toàn.

Xôi nếp

Lấy xôi nếp bọc trong khăn vải mềm và chườm liên tục ở 2 bên ngực từ ngoài vào trong, thực hiện liên tục cho đến khi nguội. Chăm chỉ thực hiện thường xuyên sữa sẽ về đều cả 2 bên.

Đu đủ non

Lát mỏng đu đủ non, nướng cho nóng rồi đắp ở 2 bên bầu ngực cũng cho hiệu quả khá nhanh.

Hành tím

Hành tím xắt mỏng và đặt lên bầu ngực trừ đầu ti, phủ khăn mềm lên và băng lại. Mỗi ngày nên đắp 2 lần kết hợp cùng các động tác xoa bóp ngực để đạt được hiệu quả cao nhất.

Men rượu

Giã nhỏ viên men rượu và bôi vào bầu ngực, ủ lại bằng khăn mỏng. Khoảng vài tiếng sau tiếp tục sử dụng cơm nóng để chườm và xoa bóp liên tục. Kiên trì thực hiện trong khoảng 2 ngày để cho hiệu quả cao nhất.

Lá tía tô

Sử dụng lá tía tô và ngọn rau dừa nước mỗi thứ một nắm nhỏ rồi rửa sạch, giã nhuyễn và đắp tại vùng tắc sữa, sau đó băng lại. Kết quả sẽ rất bất ngờ nếu bạn thực hiện thường xuyên.

Bắp cải

Sử dụng phần cọng cứng của lá bắp cải, hơ lửa cho thật nóng, phủ lên vùng bị tắc sữa một lớp khăn rồi đặt bắp cải lên và dùng tay day thật mạnh. Khi cọng cải bớt nóng thì lại hơ cho nóng lên rồi tiếp tục lặp lại, khi lá héo thì thay thế bằng lá khác.

vicare.vn-giat-minh-voi-noi-chao-dinh-duong-hang-quan-bo-me-hay-mua-cho-con-an-body-2

Biện pháp phòng tránh tắc sữa

Phần núm vú mà bé bú hàng ngày rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tắc sữa. Do đó, điều quan trọng là các mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh vùng ngực sạch sẽ, đầu vú, kẽ đầu vú. Trước khi cho bé bú, mẹ nên sử dụng khăn sạch để lau sạch đầu vú, vắt bỏ đi vài giọt sữa đầu để đảm bảo vệ sinh. Trong trường hợp bé không uống hết sữa, mẹ hãy nặn hết sữa để đảm bảo không còn sữa đọng lại bên trong, gây tắc ống dẫn sữa, đồng thời lau sạch vùng đầu vú khi bé đã bú.

vicare.vn-giat-minh-voi-noi-chao-dinh-duong-hang-quan-bo-me-hay-mua-cho-con-an-body-3

Với những phương pháp dân gian trên, các mẹ đã có thể thông tắc sữa một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện mà tình trạng không được cải thiện, các mẹ nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời và tránh những biến chứng không mong muốn.