Phương pháp chụp động mạch vành trong chẩn đoán bệnh động mạch vành

Các bệnh lý liên quan đến động mạch vành luôn được đánh giá là nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh thường âm thầm và kéo dài trong nhiều năm. Do đó, việc tầm soát bệnh bằng phương pháp chụp động mạch vành là vô cùng quan trọng, giúp xác định các yếu tố nguy cơ ở giai đoạn sớm. Nhờ vậy người bệnh hạn chế được tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Phương pháp chụp động mạch vành trong chẩn đoán bệnh động mạch vành Phương pháp chụp động mạch vành trong chẩn đoán bệnh động mạch vành

Các bệnh lý liên quan đến động mạch vành luôn được đánh giá là nguy hiểm. Người bệnh cần can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh thường âm thầm và kéo dài trong nhiều năm. Do đó, việc tầm soát bệnh bằng phương pháp chụp động mạch vành là vô cùng quan trọng, giúp xác định các yếu tố nguy cơ ở giai đoạn sớm. Nhờ vậy người bệnh hạn chế được tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Chụp động mạch vành là phương pháp gì?

Theo tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch” của Bộ Y tế, chụp động mạch vành là thủ thuật đưa thuốc cản quang vào trong lòng động mạch vành bằng cách sử dụng ống thông chuyên dụng. Đây là một thủ thuật cơ bản, đã được ứng dụng phổ biến trong các quy trình can thiệp về bệnh lý tim mạch. Thông qua hình ảnh hiển thị của động mạch vành trên màn hình tăng sáng, các chuyên gia có thể đánh giá toàn bộ hệ động mạch vành về mặt tổn thương như: huyết khối, hẹp động mạch vành, tắc động mạch vành, ...

vicare.vn-phuong-phap-chup-dong-mach-vanh-trong-chan-doan-benh-dong-mach-vanh-body-1

Mục đích của chụp động mạch vành

Bệnh động mạch vành sẽ dẫn đến các bệnh như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tử vong. Đây được xem là một trong những bệnh gây chết người hàng đầu ở nam giới có độ tuổi trên 45, nữ giới trên 50. Vì vậy, bệnh động mạch vành cần được tầm soát và theo dõi chặt chẽ. Thủ thuật chụp động mạch vành là một trong những phương pháp được đánh giá mang lại kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Ngoài ra, động mạch vành ngày càng trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Những tác nhân âm thầm gây bệnh hiện nay như béo phì, hút thuốc, rối loạn chuyển hóa mỡ máu ... Do vậy, chụp động mạch vành giúp mọi người có thể kiểm tra, phát hiện sớm bệnh một cách hiệu quả.

Khi nào cần phải chụp động mạch vành?

Chụp động mạch vành được chỉ định cho các trường hợp dưới đây:

  • Người bị nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn mạch máu nuôi tim đột ngột có đoạn ST chênh lên
  • Người bệnh có triệu chứng đau thắt ngực không ổn định kèm theo nhồi máu cơ tim không chênh đoạn ST
  • Tình trạng đau thắt ngực diễn ra ổn định: thông qua chụp động mạch vành có thể phát hiện được nguy cơ mắc bệnh hoặc khả năng bệnh tái phát
  • Chỉ định chụp động mạch vành để xác định chính xác bệnh lý đối với người nghi ngờ có bệnh mạch vành hoặc trước đó đã từng mắc bệnh.
  • Những người lớn tuổi (có khả năng mắc bệnh mạch vành cao) trước phẫu thuật tim, mạch máu lớn cần được kiểm tra để phòng ngừa biến chứng.
  • Hoặc những người trước phẫu thuật không thuộc về tim mạch nhưng nghi ngờ bị bệnh mạch vành.
  • Sau khi cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện
  • Hiện tượng đau ngực tái diễn sau khi can thiệp động mạch vành, phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành
  • Người bị suy tim chưa tìm được nguyên nhân
  • Chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành để kiểm tra những bất thường trên động mạch vành
  • Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt có thể chủ động chụp động mạch vành để tầm soát.

Chụp động mạch vành cần hạn chế áp dụng đối với bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, tiền sử sốc phản vệ với thuốc cản quang và người bị suy thận nặng.

Quy trình chụp động mạch vành

Một số dụng cụ cần chuẩn bị đầy đủ như: bộ dụng cụ mở đường vào động mạch, catheter chụp mạch vành, guidewire dẫn đường cho catheter, dây nối lọ thuốc cản quang, một số thuốc sử dụng sau khi mở đường vào mạch máu, ...

Tùy thuộc vào bệnh viện thực hiện mà các bước tiến hành chụp động mạch vành có thể thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, quy trình chụp động mạch vành về cơ bản như sau:

  • Bệnh nhân được gắn các thiết bị theo dõi trong suốt thời gian làm thủ thuật động mạch vành như đo điện tim, huyết áp, kẹp đo oxy, đường truyền để truyền thuốc khi cần thiết. Nếu bệnh nhân quá lo lắng, căng thẳng sẽ được cho dùng thuốc để giảm tình trạng này.
  • Bác sĩ chuyên khoa gây tê cho bệnh nhân, do vậy bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Tùy vào phương thức chụp động mạch vành qua đường động mạch quay hay đường động mạch đùi mà mà bác sĩ sẽ luồn kim chuyên dụng vào động mạch tại cổ tay hoặc bẹn. Khi chọc kim bệnh nhân có cảm giác đau nhẹ.
  • Sau khi đã mở đường động mạch vành, bác sĩ tiêm một lượng thuốc cản quang có gốc iod hữu cơ (liều lượng thuốc tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ). Đồng thời, lúc này máy X quang được kích hoạt để chụp lại hình ảnh bên trong lòng động mạch vành. Các tư thế hay được dùng để đánh giá động mạch vành là động mạch vành phải và trái.
  • Sau khi đã chụp động mạch vành ở các góc độ, bác sĩ rút tất cả ống thông khỏi người bệnh nhân, cố định cầm máu tại vị trí luồn kim. Người vừa được thực hiện thủ thuật có thể đi lại bình thường và xuất viện ngay ngày hôm sau.
vicare.vn-phuong-phap-chup-dong-mach-vanh-trong-chan-doan-benh-dong-mach-vanh-body-2
Thao tác chụp động mạch vành qua đường động mạch đùi

Người chụp động mạch vành cần chuẩn bị gì?

  • Chuẩn bị giấy tờ cá nhân: trước khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần mang theo chứng minh nhân dân bản gốc, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có), hoặc giấy tờ tương đương (mỗi loại nên phô tô 2 – 3 bản sao không cần công chứng để dùng khi cần).
  • Các chứng từ, giấy xét nghiệm trước đây, hồ sơ bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện (nếu có). Điều này giúp bác sĩ có nhận định ban đầu về tình hình của bệnh nhân.
  • Chuẩn bị trước về mặt kinh tế để an tâm thực hiện thủ thuật chụp động mạch vành.
  • Bệnh nhân được chỉ định dùng một số loại thuốc cần thiết hoặc tạm dừng việc thuốc đang uống để đảm bảo an toàn.
  • Bệnh nhân và người thân được giải thích về quá trình thực hiện, nguy cơ và những biến chứng có thể xảy ra. Nếu đồng ý tiến hành chụp động mạch vành, bạn cần ký giấy cam đoan để hoàn thiện hồ sơ chụp động mạch vành.
  • Nếu có hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân sẽ nhập viện trước một ngày để tiến hành trước các xét nghiệm cần thiết. Cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước thủ thuật.

Có thể chụp động mạch vành tại bệnh viện nào?

Trung tâm Tim mạch - hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Được xem là một trong những chuyên khoa hàng đầu, các Trung tâm Tim mạch trực thuộc hệ thống các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên cả nước có kinh nghiệm chuyên sâu trong thực hiện chẩn đoán Tim mạch với các thiết bị hiện đại nhất. Kỹ thuật siêu âm trong lòng mạch IVUS và FFR đã giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý thuộc về động mạch vành.

Tại đây có rất nhiều chuyên gia là những Giáo sư, Tiến sĩ, các bác sĩ Chuyên khoa 2 tham gia khám chữa bệnh tại Trung tâm tim mạch. Đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực Tim mạch như GS.TS Bùi Đức Phú, GS.TS Đỗ Doãn Lợi, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, ...

Cơ sở vật chất tại các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đầy đủ và hiện đại, được đầu tư đạt chuẩn quốc tế JCI. Hệ thống phòng khám chuyên khoa, phòng mổ Hybrid và phòng Cathlab, khoa nội trú tim mạch mang đến sự thoải mái, tiện nghi nhất cho bệnh nhân.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tại Việt Nam bao gồm:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0243 9743556

vicare.vn-phuong-phap-chup-dong-mach-vanh-trong-chan-doan-benh-dong-mach-vanh-body-3

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Địa chỉ: Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang

Điện thoại: 0297 398 5588

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Điện thoại: 028 3622 1166

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa

Điện thoại: 0258 3900 168

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Số 10A Lê Thánh Tông, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

Điện thoại: 0203 3828188

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3711 111

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, P Vĩnh Niệm, Q Lê Chân, TP Hải Phòng

Điện thoại: 0225 730 9888

Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM)

Địa chỉ: Tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5

Điện thoại: (028) 3855 4137 hoặc (028) 3855 4138

Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy có vai trò, chức năng chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị bệnh lý liên quan đến tim mạch và tim mạch can thiệp. Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất của Bệnh viện Chợ Rẫy liên tục được cải thiện, nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Nơi đây là địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều người tin tưởng.

Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)

Địa chỉ: Tại số 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 3531

Bệnh viện Việt Đức được xem là một bệnh viện ngoại khoa lớn của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực chẩn đoán, phẫu thuật và can thiệp tim mạch. Với đội ngũ Y Bác sĩ chuyên môn cao, áp dụng kỹ thuật và các phương tiện hiện đại, Bệnh viện Việt Đức từng bước khẳng định vị thế, chất lượng trong phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xem thêm:

  • Phẫu thuật ghép bắc cầu mạch vành (CABG)
  • Bệnh mạch vành: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị
  • Đặt stent mạch vành hiệu quả trong bao lâu?