Phù phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phù phổi cấp là tình trạng tăng áp lực mạch máu trong phổi khiến dịch thoát vào phế nang làm cản trở khả năng trao đổi oxy ở các phế nang, gây ra các triệu chứng ngạt thở, khó thở, thở khò khè, khạc bọt hồng, vã mồ hôi...

Phù phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Phù phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phù phổi cấp là tình trạng tăng áp lực ở các mạch máu trong phổi khiến dịch thoát vào phế nang làm cản trở khả năng trao đổi oxy ở các phế nang, gây ra các triệu chứng ngạt thở, khó thở, thở khò khè, khạc bọt hồng, vã mồ hôi...bệnh nhân có thể cứu được nếu can thiệp sớm và hiệu quả.

Nguyên nhân phù phổi cấp

Nguyên nhân do tim mạch

  • Bệnh tim mạch gây ra quá tải thể tích hoặc quá tải áp suất ở tâm thất trái, hoặc gây ra giảm lực co bóp của cơ tim đều có khả năng dẫn tới phù phổi cấp.
  • Các loại bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, van tim, bệnh cao huyết áp, loạn nhịp tim nhanh, hoặc loạn nhịp tim chậm, sốt, tăng thể tích máu...

Nguyên nhân ngoài tim

  • Hít phải những khí độc và bụi
  • Hít phải dịch chứa trong dạ dày khi nôn
  • Truyền dịch vào hệ thống tĩnh mạch quá mức
  • Bệnh nhân bị di chứng sau khi cứu khỏi chết đuối
  • Hội chứng suy hô hấp cấp
  • Bị viêm phổi, phản ứng phụ của thuốc
  • Hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương, chấn thương sọ não.
  • Lên độ cao nhanh quá.
  • Đường dẫn bạch huyết tắc nghẽn do viêm hoặc do bị chèn ép bởi khối u lớn và phát triển nhanh.
  • Phù phổi sau khi chọc rút quá nhanh lượng lớn tràn dịch màng phổi hoặc cổ trướng (báng nước).
  • Phù phổi sau phẫu thuật tim có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.
  • Tình trạng sốc giảm thể tích máu hoặc sốc nhiễm độc có thể có biến chứng là một thể phù phổi đặc biệt, chủ yếu là phù mô kẽ.
  • Đông máu nội mạch rải rác.
vicare.vn-phu-phoi-cap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Triệu chứng của phù phổi cấp

Khi bị phù phổi cấp bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Khó thở dữ dội, nhịp thở nhanh và những cơn ho gây nghẹt thở, dẫn tới khạc ra nhiều chất dịch, nổi bọt có màu hồng.
  • Bệnh nhân khó thở khi nằm, toát mồ hôi và thường tím tái.
  • Các đầu chi ẩm ướt và lạnh.
  • Ran ở khắp hai phế trường hoặc ran rít và ran phế quản nói chung. Đôi khi cũng nghe thấy tiếng rít ở thì thở ra, giống như tiếng rít của cơn hen phế quản.
  • Mạch nhanh, đôi khi không đều (dấu hiệu của rung nhĩ).
  • Huyết áp ở động mạch thay đổi.
  • X-quang lồng ngực: thấy bóng mờ cả hai bên phổi, giới hạn không rõ rệt, hình ảnh không nét, như lót bông, thường khu trú ở vùng trước rốn phổi và đậm đặc hơn ở đáy phổi.

Điều trị phù phổi cấp

Phương pháp Nội khoa

  • Thở oxygen qua ống thông mũi hoặc mặt nạ để đạt được PO2 > 60 mmHg. Nếu hô hấp bị ức chế nặng, nên đặt nội khí quản và cho thở máy nếu cần thiết.
  • Điều trị lợi tiểu đường tĩnh mạch (Furosemid): Thường được chỉ định thậm chí cả ở những bệnh nhân không có ứ dịch trước đó. Lợi tiểu quai tác động với 3 cơ chế: giãn mạch ngoại biên nhanh, lợi tiểu và giảm hậu tải nhẹ. Các phương thức tiếp cận khác để điều trị gồm các biện pháp làm giảm tiền gánh của thất trái. Điều này có thể được thực hiện bằng sử dụng các thuốc nitrat ngậm dưới lưỡi hoặc đường tĩnh mạch, trong các trường hợp không đáp ứng với điều trị thì chích máu tĩnh mạch khoảng 500ml máu hoặc lọc huyết tương.
  • Morfin sulfat có hiệu quả cao trong phù phổi cấp. Liều lượng ban đầu, từ 8mg đường tĩnh mạch (tiêm dưới da chỉ có hiệu quả trong những ca nhẹ) và có thể được lặp lại sau 2 – 4 giờ. Morfin làm tăng sức chứa của các tĩnh mạch, làm giảm áp lực nhĩ trái, và làm giảm nhẹ lo lắng của bệnh nhân, điều này có thể làm giảm hiệu quả thông khí. Tuy nhiên morfin có thể dẫn tới ứ CO2 và làm giảm động tác hô hấp. Thuốc chống chỉ định dùng cho những bệnh nhân có bệnh COPD, hen phế quản.
  • Aminophylin: Co thắt phế quản có thể xảy ra trong phù phổi và bản thân nó có thể làm giảm oxy máu và khó thở nặng lên. Điều trị bằng cách hít các thuốc đối kháng beta giao cảm hoặc tiêm tĩnh mạch aminophylin nhưng cả hai có thể gây ra nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp thất. Đặc biệt ở những bệnh nhân có áp lực động mạch tăng, các thuốc giãn mạch như nitroprussid có thể có giá trị. Ở những bệnh nhân có tình trạng cung lượng tim thấp, đặc biệt khí có hạ huyết áp thì nên chỉ định các thuốc tăng sức co bóp cơ tim.

Phương pháp Ngoại khoa

Cần can thiệp phẫu thuật với những trường hợp hở van hai lá cấp, thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim.

vicare.vn-phu-phoi-cap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2

Cách phòng ngừa phù phổi cấp

Khó có thể phòng ngừa được bệnh phù phổi cấp, thế nhưng nếu áp dụng được các biện pháp sau có thể giúp bạn giảm được nguy cơ này:

  • Luôn kiểm soát huyết áp
  • Hạn chế ăn chất béo, chất béo bão hòa. Cần ăn nhiều chất xơ trong rau củ, trái cây tươi, cá.
  • Cần hạn chế ăn ít muối, không nên hút thuốc lá.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao
  • Cần kiểm soát trọng lượng cơ thể để tránh béo phì
  • Tránh căng thẳng, stress và cao huyết áp.

Xem thêm:

  • Bệnh phù phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Biến chứng nguy hiểm của viêm phổi
  • Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim