Phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không?

Sa tử cung là một trong những biến chứng thường gặp sau sinh, thường xuất hiện ở phụ nữ sinh thường. Vậy phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không? Phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không?

Sa tử cung là một trong những biến chứng thường gặp sau sinh, thường xuất hiện ở phụ nữ sinh thường. Vậy phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục là hiện tượng tử cung bị tụt xuống âm đạo hoặc vị trí ngoài âm đạo, xảy ra khi cơ vùng chậu và dây chằng bị suy yếu, hỗ trợ không đầy đủ cho tử cung. Sa tử cung có 3 mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Mức độ nhẹ: Tử cung bị sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Mức độ trung bình: Tử cung lộ 1 phần hoặc thập thò ngoài âm đạo, thân vẫn nằm trong âm đạo.
  • Mức độ nặng: Toàn bộ tử cung bị sa hẳn ra ngoài âm đạo.
HoiBenh.vn-phu-nu-sinh-mo-co-bi-sa-tu-cung-khong-body-2
Sa tử cung là gì?

Phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không?

Sa tử cung thường gặp hơn ở các mẹ sinh thường bởi khi sinh mổ em bé không đi qua đường âm đạo của mẹ nên vùng này ít bị tổn thương hơn, khung xương chậu cũng như dây chằng không bị co giãn quá nhiều nên nguy cơ bị sa tử cung vô cùng ít.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn không đề phòng hiện tượng sa tử cung bởi hiện tượng này chỉ hiếm chứ không phải không thể xảy ra đối với những người thực hiện sinh mổ. Ngoài ra sa tử cung còn xảy ra khi phụ nữ không nghỉ ngơi sau khi sinh, hoặc nghỉ ngơi không đúng cách, làm việc nặng, dây chằng và cơ xương chậu yếu nên chị em phụ nữ sinh mổ hoàn toàn có thể mắc sa tử cung.

Những ai dễ bị sa tử cung?

Hiện tượng sa tử cung sau sinh thường xảy ra ở những phụ nữ sau:

  • Những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược toàn thân và hay bị ho hoặc mắc bệnh táo bón cũng dễ bị sa tử cung sau sinh.
  • Những phụ nữ sinh nở nhiều lần thường có nguy cơ bị sa tử cung cao hơn những sản phụ khác.
  • Những người ít vận động sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến tử cung bị sa.
  • Những người khó sinh, thời gian rặn sinh kéo dài, hoặc thai nhi quá lớn.
  • Những người không kiêng cữ và phải làm việc nặng nhọc quá sớm sau khi sinh, nhất là trong tháng đầu khi mới sinh vì khi đó tử cung còn to, yếu nên rất dễ bị sa ra ngoài.
  • Những người sinh non, sảy thai nhiều cũng nguy cơ sa tử cung cao hơn so với phụ nữ khác.
  • Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, một số hormon bị thiếu hụt đôi khi cũng là nguyên nhân khiến bạn bị sa tử cung.
  • Những phụ nữ thừa cân, béo phì hoặc thậm chí có u xơ tử cung hoặc u nang ở vùng xương chậu tạo áp lực lớn ở vùng xương chậu cũng là nguyên nhân dẫn tới sa tử cung.

Triệu chứng của sa tử cung

Thông thường, bệnh sa tử cung không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết bệnh sa tử cung qua những dấu hiệu sau đây:

  • Tiểu són khi ho, cười hoặc nhảy.
  • Đau, nặng, căng tức ở vùng bụng dưới, đầu có cảm giác hơi đau, cảm giác nặng ở vùng khung xương chậu, giảm bớt khi nằm nghỉ ngơi.
  • Có cảm giác đau nơi thắt lưng, nhất là khi bưng bê vật nặng.
  • Cảm giác khó chịu khi âm đạo bị phồng lên hoặc căng đầy, ở trường hợp nặng, người bệnh sẽ thấy một khối thịt lồi ra ở âm đạo, đó là phần tử cung bị sa.
HoiBenh.vn-phu-nu-sinh-mo-co-bi-sa-tu-cung-khong-body-3
Triệu chứng của sa tử cung

Các biện pháp giúp hạn chế nguy cơ sa tử cung sau sinh

Sau khi sinh, bạn có thể thực hiện một số việc dưới đây để hạn chế nguy cơ gặp phải hiện tượng sa tử cung:

  • Không nên nằm quá nhiều mà nên vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt với chị em sinh mổ cần phải đi lại nhẹ nhàng nhằm tống sản dịch ra ngoài và phục hồi lại chức năng của tử cung làm tử cung co nhanh hơn.
  • Không ngồi xổm, bê vác, lao động nặng sớm sau sinh.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước bởi sau khi sinh cơ thể phụ nữ mất nhiều máu và sức lực do vậy các bạn cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin để tránh táo bón sau sinh.
  • Cho con bú mẹ sớm nhất có thể sau sinh vì khi cho con bú cơ thể người mẹ sẽ tiết ra 1 loại hormone giúp cho tử cung của người mẹ co lại nhanh hơn.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu sau sinh để tránh gây ra viêm bàng quang. Ngoài ra khi đi tiểu cũng sẽ giúp cho việc phục hồi tử cung diễn ra nhanh hơn.
  • Thực hiện các bài tập phù hợp: Đối với những người phụ nữ sau sinh, các bài tập tăng cường co bóp cơ hông và cơ hậu môn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe người mẹ mà còn ngăn ngừa sa hậu môn rất hiệu quả. Trong đó bài tập Kegel là một bài tập chữa phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các chị em phụ nữ. Đối với chị em sinh mổ chỉ cần hết đau là chị em có thể tự luyện tập bài tập này. Cụ thể như sau: Thả lòng vùng cơ phần mông và bụng, duỗi thẳng lưng, hai cánh tay đặt song song đồng thời hai đầu gối co lên. Bắt đầu bài tập bằng cách thít chặt cơ sàn chậu và nâng hông lên trong vòng 2- 5 giây. Sau khi thít chặt cơ, thả lỏng 10 giây nhằm giúp các cơ có thể thư giãn, sau đó lặp lại động tác thít chặt. Lặp lại các động tác 10 lần. Bạn có thể tăng số giây sau khi đã quen với bài tập.

Bệnh sa tử cung ở phụ nữ tuy không nguy hiểm về tình mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sinh sản của chị em phụ nữ. Không phải chỉ có phụ nữ sinh thường mà những phụ nữ sinh mổ cũng hoàn toàn có thể bị sa tử cung. Chính vì vậy ngay sau khi sinh các bạn cần lưu ý thực hiện các biện pháp như đã hướng dẫn ở trên để phòng ngừa sa tử cung sau sinh.

Xem thêm:

  • 6 bước để phục hồi sức khỏe sau khi cắt bỏ tử cung
  • Sa tử cung và phương pháp phẫu thuật thích hợp
  • Những điều về cơn đau tử cung sau sinh có thể mẹ chưa biết